Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2.Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức, năng lực của cán bộ, giáo viên

Cán bộ, giáo viên là những người đại diện cho nhà trường thực hiện các nội dung phối hợp với gia đình trẻ trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non. Do đó, họ phải là những người có trình độ chuyên môn, nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phối hợp cũng như vai trò, trách nhiệm của mình.

Ngược lại, nếu cán bộ, giáo viên nhận thức không đầy đủ sẽ dẫn tới việc phối hợp mang tính hình thức, không đạt mục tiêu đề ra. Nhận thức của đội ngũ giáo viên cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ cũng như hành vi của họ khi tham gia hoạt động phối hợp với gia đình trẻ. Do đó, bản thân người quản lý nhà trường phải có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đội ngũ mình quản lý. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giáo viên, nhân viên có năng lực, có ý thức và thái độ tốt trong quá trình phối hợp với gia đình trẻ.

1.5.2.2. Nhận thức của cha mẹ trẻ

Cha mẹ trẻ là đại diện của gia đình trẻ tham gia vào hoạt động phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Do đó, cha mẹ trẻ phải ý thức được tầm quan trọng, vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong các nội dung phối hợp.

33

Nếu cha mẹ trẻ có nhận thức tốt sẽ dẫn đến việc thực hiện phối hợp với nhà trường có hiệu quả hơn. Ngược lại, công tác phối hợp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu nhận thức của cha mẹ trẻ còn hạn chế, ít có sự tham gia phối hợp cùng với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Một số gia đình, cha mẹ trẻ còn phó mặc sự chăm sóc, giáo dục cho nhà trường hoặc coi nhẹ việc học mầm non của con em mình, việc đến trường cũng không trở nên quá cần thiết. Những điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện các mục tiêu phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Do đó, nhà trường cần có những tác động cụ thể đến cha mẹ trẻ, để họ nâng cao nhận thức của mình về sự cần thiết phải phối hợp với nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ.

34

Kết luận chƣơng 1

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mầm non 5 - 6 tuổi mặc dù đã có những phát triển mới về thể chất và nhận thức song vẫn là độ tuổi cần phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để cho trẻ bước vào bậc học mới - bậc tiểu học.

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ được thực hiện với nhiều nội dung và phương thức khác nhau với các chủ thể phối hợp là cha mẹ trẻ và cán bộ, giáo viên trường mầm non.

Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình là hoạt động của người quản lý tác động lên các đối tượng khác nhau (giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ) nhằm đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thể hiện trong nhiều khía cạnh như mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và các điều kiện liên quan đến việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình cũng như việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động đó.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trong đó nổi bật là Cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên; điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí; nhận thức, năng lực của cán bộ, giáo viên; nhận thức cha mẹ trẻ.

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lí luận về quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tác giả có thể tìm hiểu và là rõ thực trạng của hoạt động này trong các chương tiếp theo.

35

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC

TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TỦA CHÙA - TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 42 - 45)