8. Cấu trúc của luận văn
2.4.7. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Các điều kiện hỗ trợ công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi có ý nghĩa quan trọng và thực sự cần thiết. Bởi đó là các điều kiện nhằm hướng đến thực hiện hoạt động phối hợp có hiệu quả cao. Tác giả sử dụng câu hỏi số 2, phần II (phụ lục 1,2). Kết quả khảo sát như sau:
56
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
TT
Quản lý các điều kiện hỗ trợ việc phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ
5-6 tuổi
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
3 2 1
ĐTB 3 2 1 ĐTB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1
Huy động sự đóng góp của phụ huynh, cộng đồng trong quá trình xây dựng kế hoạch phối hợp, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
101 54.0 55 29.4 31 16.6 2.37 65 34.8 89 47.6 33 17.6 2.17
2
Xây dựng tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ theo mục tiêu phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cung cấp đến giáo viên và phụ huynh.
73 39.0 94 50.3 22 11.8 2.27 84 44.9 65 34.8 38 20.3 2.25
3
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và phụ huynh các kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ.
77 41.2 89 47.6 21 11.2 2.3 76 40.6 93 49.7 18 9.6 2.31
4
Tạo điều kiện về địa điểm, thời gian để giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi thông tin về trẻ
90 48.1 82 43.9 15 8.0 2.4 110 58.8 67 35.8 10 5.3 2.53
5
Giáo viên, phụ huynh được tham mưu, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phụ huynh với ban giám hiệu nhà trường.
64 34.2 98 52.4 25 13.4 2.21 69 36.9 95 50.8 23 12.3 2.25
6
Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn, lành mạnh, học sinh tích cực trong trường học.
126 67.4 48 25.7 13 7.0 2.6 100 53.5 66 35.3 20 10.7 2.43
ĐTB chung 2,35 2,32
Chú thích: Mức độ thực hiện: 1- Không thường xuyên; 2 – ít thường xuyên; 3 – Thường xuyên; Mức độ hiêu quả: 1- Không hiệu quả; 2 – ít hiệu quả; 3 – Hiệu quả;
77
- Tăng cường tổ chức học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng tuyên truyền phổ biến nuôi dạy trẻ theo khoa học cho cán bộ, giáo viên và nhân viên các trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà trường và gia đình: Nắm rõ thông tin về trẻ để thống nhất cùng phối hợp chăm sóc - giáo dục; tổ chức cho phụ huynh tham gia các hoạt động ở trường, lớp; đảm bảo thông tin hai chiều giữa giáo viên và cha mẹ trẻ thường xuyên, kịp thời.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương về vật chất, tài chính nhằm tăng cường hỗ trợ cho hoạt động phối hợp đạt hiệu quả cao hơn, cụ thể: Tham mưu các cấp có thẩm quyền cân đối nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ chơi trong nhà trường và mỗi nhóm lớp mầm non 5-6 tuổi; tăng cường huy động đóng góp của phụ huynh (các trường thị trấn); vận động ủng hộ tài trợ từ các tổ chức, cá nhân nhằm đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng, khu vui chơi…
Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa công tác phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình, tăng cường chất lượng bữa ăn tại trường để nâng cao hơn nữa nội dung giáo dục thể chất cho trẻ. Bữa ăn ở gia đình cũng cần phải được chuẩn bị đầy đủ dinh dưỡng hơn. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ mầm non.
Hiệu trưởng cũng cần bổ sung vào tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên hàng năm trong việc thực hiện công tác phối hợp.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phòng GD và ĐT để được sự ủng hộ, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu kinh phí để tổ chức các hoạt động phối hợp; các điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị và đồ dùng đồ chơi.
Việc khai thác, sử dụng tài chính, tài sản được đầu tư, ủng hộ phải đảm bảo đúng nguyên tắc, dân chủ, công khai, hiệu quả. Phải tạo được niềm tin trong cấp ủy, chính quyền xã và đội ngũ giáo viên, nhân viên và gia đình trẻ.
Kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất nhà trường thông qua các kênh, đặc biệt là mạng xã hội.
78
3.2.5. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Chú trọng hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình là thiết thực nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Các cơ chế giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tốt giúp cho người quản lý có khả năng dự báo hoặc phát hiện sai sót trong thực thi kế hoạch để đưa ra những biện pháp phòng ngừa trước hoặc tiến hành những biện pháp hoặc hành động đúng lúc.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm động viên, thúc đẩy giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.
Giám sát, kiểm tra và đánh giá nhằm giúp cho hoạt động phối hợp thực hiện đúng kế hoạch đề ra và qua hoạt động đánh giá để có sự điều chỉnh kịp thời làm cơ sở cho quá trình tiếp theo.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trên thực tế, hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện các biện pháp nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là bổ sung, cải tiến, thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá, giúp đỡ nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của công tác phối hợp. Để thực hiện tốt biện pháp này, hiệu trưởng cần chú ý các yêu cầu như:
Tiến hành xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đảm bảo phù hợp về nội dung, phương pháp khoa học, linh hoạt, cách thức và thời gian thực hiện. Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý triển khai, tổ chức thực hiện theo kế hoạch.
Chỉ đạo giáo viên thu thập thông tin về trẻ có hệ thống, phân tích và đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non; hướng dẫn phụ huynh thống nhất cách đánh giá sự phát triển của trẻ.
79
Tổng hợp thông tin, phân tích kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động phối hợp có sự đánh giá sơ bộ hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc phối hợp chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
Thông báo kết quả đánh giá giám sát hoạt động phối hợp với giáo viên, phụ huynh ở từng thời điểm, cuối mỗi học kỳ và năm học. Kịp thời cùng nhau điều chỉnh và đề ra biện pháp khắc phục.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Giáo viên, phụ huynh phải có nhận thức đầy đủ về việc giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp: Mục đích của việc giám sát, kiểm tra, đánh giá là giúp cho hoạt động phối hợp hiệu quả, chứ không nặng về đánh giá để xếp loại.
Triển khai giám sát, kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, khách quan và nghiêm minh, để hoạt động này đạt kết quả thực chất, không né tránh, hình thức.
Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp phải thực hiện thường xuyên, có kế hoạch chi tiết, phân công trách nhiệm rõ ràng; có sơ tổng kết hàng kỳ và theo từng năm học.
Công tác giám sát, kiểm tra phải được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng; nhằm phát huy tối đa hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tủa Chùa, Điện Biên
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả có cơ sở đánh giá các biện pháp đề xuất có thể thực hiện ở các trường mầm non trên địa bàn khảo sát hay không và có mang lại hiệu quả không trong số các biện pháp đề xuất.
3.3.2. Quá trình khảo nghiệm
Để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành khảo sát trên 30 mẫu (bao gồm: 14 cán bộ quản lý trường mầm non, 04 cán bộ phòng giáo dục, 07 đại diện hội phụ huynh các trường mầm non, 05 cán bộ cấp xã) trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
80
Tác giả xây dựng phiếu số 3 (xem phụ lục 3) để trưng cầu ý kiến của các đối tượng nêu trên.
Về tính khả thi của biện pháp, tác giả đánh giá trên 3 mức độ: Không khả thi, Khả thi; Rất Khả thi; về tính cần thiết, tác giả cũng khảo sát trên 3 mức độ: Không cần thiết; Cần thiết; Rất cần thiết
Phiếu trưng cầu ý kiến được tổng hợp và xử lý kết quả. Trên cơ sở đó, tác giả có những phân tích, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất trong đề tài được thể hiện như sau:
81
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (N=30)
TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi 1 2 3 ĐTB 1 2 3 ĐTB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh về vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
2 6.7 9 30.0 19 63.3 2,55 3 10.0 12 40.0 15 50.0 2,40
2
Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia vào quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
5 16.7 8 26.7 17 56.7 2,40 1 3.3 16 53.3 13 43.3 2,47
3
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5- 6 tuổi cho giáo viên các trường mầm non.
3 10.0 11 36.7 16 53.3 2,43 2 6.7 9 30.0 19 63.3 2,57
4
Tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
2 6.7 15 50.0 13 43.3 2,37 1 3.3 10 33.3 9 30.0 2,40
5
Chú trọng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
2 6.7 13 43.3 15 50.0 2,43 4 13.3 13 43.3 13 43.3 2,30
ĐTB chung 2,43 2,42
Chú thích: Mức độ cần thiết: 1. Không cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Rất cần thiết; Mức độ khả thi: 1. Không khả thi; 2. Khả thi; 3 Rất khả thi.
82
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các ý kiến đánh giá đều đồng ý với 5 biện pháp đề xuất, đều đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi (ĐTB chung = 2.43 và 2.42). Riêng biện pháp thứ năm là: Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi vẫn còn một vài ý kiến phân vân về tính khả thi của biện pháp. Chia sẻ với chúng tôi, cô V.T.L trường MN Mường Đun cho biết: “Tôi cảm thấy việc kiểm tra, giám sát hoạt động phối hợp ở các trường MN của huyện Tủa Chùa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong quá trình thực hiện đòi hỏi người hiệu trưởng phải có sự chỉ đạo cụ thể hơn và quyết liệt hơn..”.
Như vậy, các biện pháp đề xuất mặc dù có khác nhau về cách thực hiện nhưng đều hướng đến mục đích chung là nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Tủa Chùa. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng lãnh đạo nhà trường cần lưu ý đến thực tiễn nhà trường để thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp.
83
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Đó là:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh về vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng tham gia vào quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Tổ chức bồi dường nâng cao năng lực thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi cho giáo viên các trường mầm non.
- Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.
Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Mỗi biện pháp được đều được cấu trúc gồm 3 phần: Mục tiêu; Nội dung và cách thực hiện; điều kiện thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp nêu trên đều đảm bảo tính cần thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, mỗi nhà trường cần có sự linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý.
84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về lí luận
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mầm non 5 - 6 tuổi mặc dù đã có những phát triển mới về thể chất và nhận thức song vẫn là độ tuổi cần phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để cho trẻ bước vào bậc học mới - bậc tiểu học.
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ được thực hiện với nhiều nội dung và phương thức khác nhau với các chủ thể phối hợp là cha mẹ trẻ và cán bộ, giáo viên trường mầm non.
Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình là hoạt động của người quản lý tác động lên các đối tượng khác nhau (giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ) nhằm đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo