Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 88 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà

trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Chú trọng hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình là thiết thực nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Các cơ chế giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tốt giúp cho người quản lý có khả năng dự báo hoặc phát hiện sai sót trong thực thi kế hoạch để đưa ra những biện pháp phòng ngừa trước hoặc tiến hành những biện pháp hoặc hành động đúng lúc.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm động viên, thúc đẩy giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ.

Giám sát, kiểm tra và đánh giá nhằm giúp cho hoạt động phối hợp thực hiện đúng kế hoạch đề ra và qua hoạt động đánh giá để có sự điều chỉnh kịp thời làm cơ sở cho quá trình tiếp theo.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trên thực tế, hiệu trưởng nhà trường đã thực hiện các biện pháp nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, việc tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là bổ sung, cải tiến, thực hiện thường xuyên hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá, giúp đỡ nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của công tác phối hợp. Để thực hiện tốt biện pháp này, hiệu trưởng cần chú ý các yêu cầu như:

Tiến hành xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình đảm bảo phù hợp về nội dung, phương pháp khoa học, linh hoạt, cách thức và thời gian thực hiện. Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý triển khai, tổ chức thực hiện theo kế hoạch.

Chỉ đạo giáo viên thu thập thông tin về trẻ có hệ thống, phân tích và đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non; hướng dẫn phụ huynh thống nhất cách đánh giá sự phát triển của trẻ.

79

Tổng hợp thông tin, phân tích kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động phối hợp có sự đánh giá sơ bộ hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc phối hợp chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

Thông báo kết quả đánh giá giám sát hoạt động phối hợp với giáo viên, phụ huynh ở từng thời điểm, cuối mỗi học kỳ và năm học. Kịp thời cùng nhau điều chỉnh và đề ra biện pháp khắc phục.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Giáo viên, phụ huynh phải có nhận thức đầy đủ về việc giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp: Mục đích của việc giám sát, kiểm tra, đánh giá là giúp cho hoạt động phối hợp hiệu quả, chứ không nặng về đánh giá để xếp loại.

Triển khai giám sát, kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo chính xác, khách quan và nghiêm minh, để hoạt động này đạt kết quả thực chất, không né tránh, hình thức.

Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá sự phối hợp phải thực hiện thường xuyên, có kế hoạch chi tiết, phân công trách nhiệm rõ ràng; có sơ tổng kết hàng kỳ và theo từng năm học.

Công tác giám sát, kiểm tra phải được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng; nhằm phát huy tối đa hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)