Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 90 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất trong đề tài được thể hiện như sau:

81

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (N=30)

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi 1 2 3 ĐTB 1 2 3 ĐTB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh về vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

2 6.7 9 30.0 19 63.3 2,55 3 10.0 12 40.0 15 50.0 2,40

2

Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia vào quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

5 16.7 8 26.7 17 56.7 2,40 1 3.3 16 53.3 13 43.3 2,47

3

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5- 6 tuổi cho giáo viên các trường mầm non.

3 10.0 11 36.7 16 53.3 2,43 2 6.7 9 30.0 19 63.3 2,57

4

Tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

2 6.7 15 50.0 13 43.3 2,37 1 3.3 10 33.3 9 30.0 2,40

5

Chú trọng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

2 6.7 13 43.3 15 50.0 2,43 4 13.3 13 43.3 13 43.3 2,30

ĐTB chung 2,43 2,42

Chú thích: Mức độ cần thiết: 1. Không cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Rất cần thiết; Mức độ khả thi: 1. Không khả thi; 2. Khả thi; 3 Rất khả thi.

82

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các ý kiến đánh giá đều đồng ý với 5 biện pháp đề xuất, đều đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi (ĐTB chung = 2.43 và 2.42). Riêng biện pháp thứ năm là: Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi vẫn còn một vài ý kiến phân vân về tính khả thi của biện pháp. Chia sẻ với chúng tôi, cô V.T.L trường MN Mường Đun cho biết: “Tôi cảm thấy việc kiểm tra, giám sát hoạt động phối hợp ở các trường MN của huyện Tủa Chùa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong quá trình thực hiện đòi hỏi người hiệu trưởng phải có sự chỉ đạo cụ thể hơn và quyết liệt hơn..”.

Như vậy, các biện pháp đề xuất mặc dù có khác nhau về cách thực hiện nhưng đều hướng đến mục đích chung là nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Tủa Chùa. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng lãnh đạo nhà trường cần lưu ý đến thực tiễn nhà trường để thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp.

83

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Đó là:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh về vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng tham gia vào quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

- Tổ chức bồi dường nâng cao năng lực thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi cho giáo viên các trường mầm non.

- Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Mỗi biện pháp được đều được cấu trúc gồm 3 phần: Mục tiêu; Nội dung và cách thực hiện; điều kiện thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp nêu trên đều đảm bảo tính cần thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, mỗi nhà trường cần có sự linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý.

84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lí luận

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm non. Trẻ ở lứa tuổi mầm non 5 - 6 tuổi mặc dù đã có những phát triển mới về thể chất và nhận thức song vẫn là độ tuổi cần phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để cho trẻ bước vào bậc học mới - bậc tiểu học.

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ được thực hiện với nhiều nội dung và phương thức khác nhau với các chủ thể phối hợp là cha mẹ trẻ và cán bộ, giáo viên trường mầm non.

Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình là hoạt động của người quản lý tác động lên các đối tượng khác nhau (giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ) nhằm đạt được mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Quản lý phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thể hiện trong nhiều khía cạnh như mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và các điều kiện liên quan đến việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình cũng như việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động đó.

1.2. Về thực trạng

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tủa Chùa, Điện Biên diễn ra với nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Một số nội dung và hình thức phối hợp đã được đánh giá có hiệu quả.

Công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã có những ưu điểm, kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, ở một số nội dung thực hiện vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn

85

huyện Tủa Chùa. Nổi bật là hai yếu tố: nhận thức của phụ huynh học sinh và cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.

1.3. Về biện pháp

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa, tác giả đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này. Đó là:

(1) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh về vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi. (2) Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia vào quá trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi. (3) Tổ chức bồi dường nâng cao năng lực thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi cho giáo viên các trường mầm non. (4) Tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi. (5) Chú trọng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Mỗi biện pháp được đều được cấu trúc gồm 3 phần: Mục tiêu; Nội dung và cách thực hiện; điều kiện thực hiện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, cả biện pháp nêu trên đều đảm bảo tính cần thiết và có tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Với phòng GD và ĐT huyện Tủa Chùa

Tích cực triển khai các văn bản liên quan đến việc thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ.

Tăng cường phối hợp, kịp thời phát hiện những lệch lạc trong phối hợp nhà trường và gia đình để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Phối hợp với nhà trường tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực phối hợp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường MN trên địa bàn huyện.

2.2. Với cán bộ, giáo viên các trường MN huyện Tủa Chùa

Cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm xây dựng kế hoạch phối hợp một cách toàn diện, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đối tượng tham gia. Việc thực

86

hiện phối hợp phải xuất phát từ mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi; từ nhu cầu và lợi ích thiết thực của các gia đình, muốn vậy phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ về mục tiêu, lợi ích của sự phối hợp.

Mỗi cán bộ, giáo viên trong các trường MN cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về mục tiêu, nội dung và các hình thức phối hợp; từ đó tích cực tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, nhất là trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.

2.3. Với gia đình trẻ

Cần có nhận thức đúng đắn về giáo dục MN và tầm quan trọng của việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi.

Chủ động, tích cực thực hiện phối hợp với nhà trường, với giáo viên để thực hiện chăm sóc, giáo dục con, em mình; chủ động nuôi dạy con tại gia đình, tránh tư tưởng phó mặc, giao hết việc chăm sóc - giáo dục con em cho nhà trường.

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (2010), Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người, Tập bài giảng chuyên ngành Quản lý giáo dục. Trường ĐHGD - ĐHQG, Hà Nội.

2. Báo cáo tình hình thực hiện giáo dục mầm non từ năm 2017-2020 của Phòng GD và ĐT Huyện Tủa Chùa.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, Chỉ thị số 71/2008/CT- BGDĐT ngày 23/12/2008.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ cha mẹ học sinh, Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Điều lệ trường mầm non, Văn bản hợp nhất Điều lệ trường mầm non, Số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), “Hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ”, Mô đun trong Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non”.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình Giáo dục mầm non, Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất thông tư số 01/VBHN-BGDĐT, ngày 24/1/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2019-2020, Công văn số 3873/BGDĐT-GDMN ngày 26/8/2019 của Bộ GD.

11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

88

12. Chính phủ (2010), Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015, Ban hành kèm theo Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

13. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

14. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/5/2012.

15. Chính phủ (2014), Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban hành theo Quyết định số 44 của Thủ tướng chính phủ. 16. Chính phủ (2018), Đề án phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2018 - 2025.

Ban hành theo Quyết định số: 1677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/12/2018.

17. Vũ Dũng (2017), Tâm lí học quản lý, Nxb Đại học Sư phạm. 18. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

20. Phạm Minh Hạc (2014), Luận bàn về giáo dục, quản lý giáo dục, khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục.

21. Hồ Thị Hạnh (2011), Giáo trình đào tạo từ xa Công tác quản lý ngành giáo dục mầm non, Đại học Vinh.

22. Vũ Thị Thu Hằng (2010), Thực trạng phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ em ở một số trường mầm non thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ.

89

23. Triệu Thị Hằng (2016), Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non Hoa Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội trong bối cảnh hiện nay. Luận văn thạc sĩ Đại học giáo dục, đại học quốc gia HN.

24. Nguyễn Thị Hoa (2020), Quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Luận văn thạc sĩ, đại học Thủ Dầu Một.

25.Nguyễn Thị Huân (2015), Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc - giáo dục trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Luận văn thạc sĩ.

26. Lại Ngọc Phượng (2019), “Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt.

27. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,

Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Trung ương 1, Hà Nội.

28. Hoàng Hải Quế (2018), “Phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non”, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt, kì I.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 90 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)