Tình hình phát triển giáo dục, giáo dục mầm non của huyện Tủa Chùa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Tình hình phát triển giáo dục, giáo dục mầm non của huyện Tủa Chùa

Hệ thống cơ sở vật chất trường lớp học, nhà công vụ giáo viên được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn; đặc biệt đã huy động nguồn vốn xã hội hoá để đầu tư nhà ở cho học sinh nội trú dân nuôi, tỷ lệ phòng học xây dựng kiên cố trên 60%, còn lại là phòng học bán kiên cố.

Công tác giáo dục đào tạo: Toàn huyện có 46 trường, 681 lớp với 15.840 học sinh. Tháng 6/2000 huyện được công nhận là Huyện đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Hoàn thành phổ cấp giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào tháng 3/2015. Hiện nay đã có 9/46 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 1 trường THPT, 4 trường mầm non, 3 trường tiểu học, 1 trường THCS.

Về bậc học mầm non của huyện Tủa Chùa: Thực hiện rà soát quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030 gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức rà soát, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học theo hướng tăng số trẻ/nhóm, lớp, giảm số trường và đã tham mưu UBND huyện sáp nhập, thành lập 02 trường mầm non trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập 03 đơn vị trường.

Quy mô phát triển: Toàn huyện có 14 trường mầm non, 229 nhóm, lớp, 5.849 trẻ, trong đó nhà trẻ 39 nhóm với 859 trẻ, tỷ lệ 22 trẻ/nhóm; mẫu giáo 190 lớp với 4990 trẻ, tỷ lệ 26,2 trẻ/lớp (so với cùng kỳ năm học trước giảm 01 trường, tăng 24 nhóm, lớp, 550 trẻ). Tỷ lệ huy động trẻ từ 03 đến dưới 36 tháng tuổi là 834/4.211 đạt 19,8% (tăng 8,2% so với năm học trước); tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi là 4.933/4.997 đạt 98,7% (tăng 0,2% so với năm học trước); tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi là 1.705/1.706 đạt 99,9% (tăng 0,1% so với năm học trước). Số trẻ từ huyện/tỉnh khác đến học 96 trẻ (nhà trẻ 25 trẻ; mẫu giáo 71 trẻ, riêng mẫu giáo 5 tuổi 17 trẻ); số trẻ đi học huyện/tỉnh khác 14 trẻ (nhà trẻ 0 trẻ; mẫu giáo 14 trẻ, riêng mẫu giáo 5 tuổi 07 trẻ) [2].

37

Tổng số lớp mẫu giáo 5 tuổi: 111 lớp với 1.715 trẻ (tăng 04 lớp, 83 trẻ so với cùng kỳ năm học trước, nguyên nhân do được bổ sung giáo viên) [2].

Để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện năm học 2019-2020, từ các nguồn vốn đầu tư thuộc các chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn, đầu tư xây dựng mới: 14 phòng học kiên cố, 02 bếp ăn, 10 công trình vệ sinh kiên cố [2].

Số nhóm, lớp có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định là 198 nhóm, lớp. Số đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học ngoài trời tự làm là 714 bộ. Số điểm trường có từ 5 loại đồ chơi ngoài trời trở lên trong danh mục quy định là 42 [2].

Số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 04/14 trường tỷ lệ 28,6%. Số trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục 04/14 trường, tỷ lệ 28,6%, trong đó công nhận mới trong năm học 02 trường.

Toàn huyện có 376 cán bộ quản lý, giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non (trong đó: 35 CBQL, 289 giáo viên, 52 nhân viên); tỷ lệ 1,26 giáo viên/ nhóm, lớp (nhà trẻ 1,3gv/nhóm; mẫu giáo 1,25 gv/lớp, riêng mẫu giáo 5 tuổi 1,28 gv/lớp). Kết quả đánh giá, xếp loại theo Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, phó hiệu trưởng trường mầm non và chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đều ở mức Đạt trở lên.

Với những đặc điểm tình hình về kinh tế - xã hội và giáo dục nêu trên, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn bên cạnh những kết quả đã đạt được chắc chắn sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tìm hiểu rõ thực trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động phối hợp nêu trên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 47)