8. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc,
giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa
Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ được thể hiện qua những nội dung khác nhau. Tác giả sử dụng câu hỏi số 2, phần I (phụ lục 1,2). Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Thực trạng các nội dung phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tủa Chùa
TT Các nội dung phối hợp Hiệu quả
Ít hiệu quả
Không
hiệu quả ĐTB
SL % SL % SL %
1 Phối hợp thực hiện chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe cho trẻ 93 49.7 66 35.3 28 15.0 2,35 2 Phối hợp thực hiện chương trình
giáo dục trẻ. 98 52.4 46 24.6 43 23.0 2,29
3
Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường, lớp mầm non
82 43.9 70 37.4 35 18.7 2,25
4 Tham gia xây dựng cơ sở vật
chất. 100 53.5 71 38.0 16 8.6 2,45
ĐTB chung 2,33
Kết quả khảo sát trong bảng 2 cho thấy, hiệu quả của các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn chưa cao (ĐTB chung =
43
2,33 ở mức ít hiệu quả). Hai nội dung được đánh giá hiệu quả hơn các nội dung còn lại là: Phối hợp thực hiện chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ (ĐTB =2,35); Tham gia xây dựng cơ sở vật chất (2,45). Trên thực tế, ở các trường mầm non trong huyện Tủa Chùa việc huy động sự tham gia đóng góp của cha mẹ trẻ để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường về mặt kinh tế là rất ít mà thay vì đóng góp tiền thì cha mẹ trẻ góp ngày công, hỗ trợ nhà trường về thực phẩm. Đồng bào người Mông, người Thái ở các xã khó khăn thường góp ngày công để tu sửa trường lớp, trồng cây, dựng rào…hoặc cũng có phụ huynh mang gạo đến ủng hộ nhà trường, mang rau xanh, bí đỏ…để tô màu bữa ăn cho các con theo học ở trường. Ngoài ra, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ cũng được cha mẹ và giáo viên đặc biệt chú ý, đặc biệt là sức khỏe về thể chất cho trẻ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, đưa trẻ tiêm chủng đúng thời điểm…
Bên cạnh đó, vẫn còn hai nội dung thực hiện phối hợp với hiệu quả chưa nhiều, đó là: Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ (ĐTB =2,29) và Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường, lớp mầm non (ĐTB =2,25). Việc phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ phần nhiều vẫn chủ yếu là của giáo viên, của nhà trường. Cha mẹ trẻ cũng rất ít khi tham gia xây dựng kế hoạch của trường, của nhóm (lớp). Nhiều gia đình vẫn chưa quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ được tự do tìm tòi, khám phá trong môi trường an toàn, yêu thương, chưa lôi cuốn các thành viên trong gia đình tham gia vào việc chăm sóc - giáo dục trẻ. Việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (nếu có) trong gia đình cũng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, nội dung “Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường, lớp mầm non” cũng chưa được thực hiện hiệu quả, vẫn chủ yếu là công việc của nhà trường, của giáo viên. Việc tham gia cùng ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ hay theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện rất bình thường của trẻ diễn ra ở nhà, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ cũng còn ít. Việc tham gia đóng góp với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ hầu như chỉ tập trung vào các hội trưởng hội phụ huynh.
Với thực trạng nêu trên về các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa cần thiết có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp các nội dung trên.
44