8. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và
đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
Để tổ chức tốt hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết dựa trên tình hình thực tế của nhà trường. Tác giả sử dụng câu hỏi số 2, phần II (phụ lục 1,2) và kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
46
Bảng 2.4: Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
TT
Lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo
dục trẻ 5-6 tuổi
Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
3 2 1
ĐTB 3 2 1 ĐTB
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1
Xây dựng bản kế hoạch có sự tham gia của các lực lượng giáo dục: giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ trẻ.
85 45.5 74 39.6 28 15.0 2,30 81 43.3 80 42.8 26 13.9 2,15
2 Lập kế hoạch phối hợp theo tháng, theo học kỳ và
theo năm học. 100 53.5 64 34.2 23 12.3 2,41 93 49.7 69 36.9 25 13.4 2.36
3
Xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp phối hợp trong bản kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
111 59.4 59 31.6 17 9.1 2,50 104 55.6 63 33.7 20 10.7 2.45
4 Bản kế hoạch bám sát nội dung, mục tiêu, biện
pháp phối hợp của nhà trường với gia đình trẻ. 131 70.1 41 21.9 15 8.0 2,62 109 58.3 46 24.6 32 17.1 2.41
5 Lấy ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, giáo viên
và đại diện cha mẹ trẻ cho bản dự thảo kế hoạch. 89 47.6 69 36.9 29 15.5 2,32 83 44.4 71 38.0 33 17.6 2.27
6
Phân công hợp lý cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia vào các nội dung phối hợp với cha mẹ trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
126 67.4 50 26.7 11 5.9 2,61 141 75.4 36 19.3 10 5.3 2,42
7
Hướng dẫn việc báo cáo kết quả và tiến trình triển khai thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ đối với từng thời điểm theo kế hoạch đề ra để kịp thời điều chỉnh.
82 43.9 73 39.0 32 17.1 2,27 84 44.9 76 40.6 27 14.4 2,25
ĐTB chung 2,43 2,33
Chú thích: Mức độ thực hiện: 1- Không thường xuyên; 2 – ít thường xuyên; 3 – Thường xuyên; Mức độ hiêu quả: 1- Không hiệu quả; 2 – ít hiệu quả; 3 – Hiệu quả;
47
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi đã được thực hiện thường xuyên (ĐTB chung = 2,43), trong khi đó chưa mang lại nhiều hiệu quả như mong đợi (ĐTB chung = 2,33). Cụ thể xét từng nội dung như sau:
Về mức độ thực hiện các nội dung trong lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi, có 4/7 nội dung được thực hiện thường xuyên là: (2)Lập kế hoạch phối hợp theo tháng, theo học kỳ và theo năm học; (3)Xác định rõ nội dung, hình thức và biện pháp phối hợp trong bản kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ; (4)Bản kế hoạch bám sát nội dung, mục tiêu, biện pháp phối hợp của nhà trường với gia đình trẻ; (6)Phân công hợp lý cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia vào các nội dung phối hợp với cha mẹ trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ với ĐTB đạt từ 2,41-2,62. Như vậy, trong bản kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ, hiệu trưởng nhà trường thường xác định rõ các nội dung và yêu cầu cụ thể theo tháng, kì học, năm học, đảm bảo bám sát mục tiêu, biện pháp phối hợp. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên phân công nhiệm vụ trực tiếp cho giáo viên tham gia vào hoạt động phối hợp.
Những nội dung ít được thực hiện thường xuyên như: Xây dựng bản kế hoạch có sự tham gia của các lực lượng giáo dục: giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ trẻ; Lấy ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, giáo viên và đại diện cha mẹ trẻ cho bản dự thảo kế hoạch; Hướng dẫn việc báo cáo kết quả và tiến trình triển khai thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ đối với từng thời điểm theo kế hoạch đề ra để kịp thời điều chỉnh. Trao đổi thêm về vấn đề này cô giáo L. T. T, phó hiệu trưởng trường mầm non Huổi Só cho biết thêm: “Việc tham gia của phụ huynh vào việc xây dựng bản kế hoạch là rất hạn chế, hầu hết cha mẹ không tham gia nhiều, ủy thác cho nhà trường là chủ yếu. Việc viết báo cáo về các hoạt động theo kế hoạch đề ra cũng không được thực hiện thường xuyên, còn chưa kịp thời...”.
Trên cơ sở đánh giá mức độ thực hiện các nội dung trên thì tương tự khi đánh giá mức độ hiệu quả cũng có sự đồng nhất, một số nội dung không được thực hiện thường xuyên thì cũng không mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như: (1)Xây dựng
48
bản kế hoạch có sự tham gia của các lực lượng giáo dục: giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ trẻ; (5) Lấy ý kiến đóng góp của toàn thể cán bộ, giáo viên và đại diện cha mẹ trẻ cho bản dự thảo kế hoạch; (7) Hướng dẫn việc báo cáo kết quả và tiến trình triển khai thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ đối với từng thời điểm theo kế hoạch đề ra để kịp thời điều chỉnh với ĐTB đạt từ 2,15-2,27.
Như vậy, trong công tác quản lý việc lập kế hoạch quản lý là rất quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch. Do đó, nhà trường cần nghiêm túc xem xét và có cách thức phối hợp hiệu quả hơn trong lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn huyện.