Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Tác giả khảo sát trên số lượng mẫu được thống kê như sau:

Trƣờng mầm non

Cán bộ

quản lý Giáo viên Nhân viên Phụ huynh Tổng

Mường Đun 3 18 3 10 34 Xá Nhè 2 36 4 10 52 Sơn ca 4 27 5 10 46 Tủa Thàng 2 11 4 10 27 Huổi Só 3 12 3 10 28 Tổng 14 104 19 50 187 2.2.4. Cách thức khảo sát và xử lí số liệu

Tác giả xây dựng 02 mẫu phiếu: Mẫu phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường, mẫu phiếu dành cho phụ huynh (Xem phụ lục 1,2)

* Phương pháp và hình thức khảo sát :

+ Khảo sát trực tiếp bằng phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về thực trạng phối hợp và quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

+ Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh để khai thác sâu hơn nhưng thông tin về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

39

+ Thu thập các thông tin, tư liệu, báo cáo của phòng giáo dục huyện Tủa Chùa, báo cáo tổng kết của các trường mầm non trên địa bàn huyện Tủa Chùa.

* Xử lí số liệu:

Kết quả thu được được thống kê và xử lý trên phần mềm Excel. - Sử dụng các công thức tính: Tỉ lệ %, điểm trung bình.

- Tác giả dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ theo giá trị trung bình: + Đối với thang 3 mức: 1 điểm: Không thường xuyên; Không hiệu quả. 2 điểm: Ít thường xuyên; Ít hiệu quả. 3 điểm: Thường xuyên; Hiệu quả

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3-1)/3 = 0.66

Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa các giá trị trung bình theo 3 mức độ của thang Likert:

Mức độ Giá trị TB Ý nghĩa các mức độ

1 1.00 – 1.66 Không thường xuyên Không hiệu quả

2 1.67 – 2.33 Ít thường xuyên Ít hiệu quả

3 2.34– 3.00 Thường xuyên Hiệu quả

+ Đối với thang 5 mức: 1 điểm: Không ảnh hưởng; 2 điểm: Ít ảnh hưởng; 3 điểm: Trung bình; 4 điểm: Ảnh hưởng; 5 điểm: Rất ảnh hưởng

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8

Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa các giá trị trung bình theo 5 mức độ của thang Likert:

Mức độ Giá trị trung bình Ý nghĩa các mức độ

1 1.00 - 1.80 Không ảnh hưởng

2 1.81 - 2.60 Ít ảnh hưởng

3 2.61 - 3.40 Trung bình

4 3.41 - 4.20 Ảnh hưởng

40

2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tủa Chùa, Điện Biên

2.3.1. Thực trạng phương thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ có thể được thực hiện theo các phương thức khác nhau. Tác giả sử dụng câu hỏi số 1, phần I (phụ lục 1,2). Kết quả khảo sát tìm hiểu nội dung này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Thực trạng phƣơng thức phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tủa Chùa

TT Các phƣơng thức phối hợp Hiệu quả

Ít hiệu quả Không hiệu quả ĐTB SL % SL % SL % 1 Họp phụ huynh định kỳ 104 55.6 79 42.2 4 2.1 2,53 2 Trao đổi hàng ngày ở giờ đón,

trả trẻ. 71 38.0 102 54.5 14 7.5 2,30

3

Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ theo chuyên đề

73 39.0 95 50.8 19 10.2 2,29

4 Gửi thông báo qua các phần

mềm điện thoại. 70 37.4 97 51.9 20 10.7 2,27 5 Bảng thông tin tuyên truyền 135 72.2 47 25.1 5 2.7 2,70 6 Hòm thư góp ý của cha mẹ 52 27.8 106 56.7 29 15.5 2,12 7 Sổ liên lạc gia đình – nhà

trường. 87 46.5 92 49.2 8 4.3 2,42

8 Mời phụ huynh đến tham quan

lớp, trường. 72 38.5 86 46.0 29 15.5 2,23

9 Đến thăm gia đình của cán bộ

quản lý, giáo viên. 133 71.1 43 23.0 11 5.9 2,65 10 Hoạt động kiểm tra sức khỏe

định kỳ cho trẻ 45 24.1 59 31.6 83 44.4 1,80 11 Tổ chức các hoạt động văn hóa,

nghệ thuật 82 43.9 81 43.3 24 12.8 2,31

12 Tuyên truyền bằng các phương

tiện thông tin đại chúng. 38 20.3 48 25.7 101 54.0 1,66

41

Với 12 phương thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi, tác giả nhận thấy đa số các phương thức phối hợp chỉ được đánh giá ở mức “Ít hiệu quả” (ĐTB chung = 2,27).

Trong đó, có 4/12 phương thức được đánh giá ở mức Hiệu quả là: Họp phụ huynh định kỳ (ĐTB = 2,53); Sổ liên lạc gia đình - nhà trường (ĐTB = 2,42); Đến thăm gia đình trẻ của cán bộ quản lý, giáo viên (ĐTB = 2,65). Có 3 phương thức được thực hiện từ lâu là tổ chức họp phụ huynh định kỳ 3-4 lần/năm học; thiết kế sổ liên lạc gia đình - nhà trường và bảng thông tin tuyên truyền vẫn được duy trì và được đánh giá là hiệu quả. Bởi đây là cơ hội để nhà trường và gia đình được tiếp xúc, trao đổi theo 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp, có sự tham gia, hỗ trợ của nhiều phụ huynh. Bảng thông tin tuyên truyền thường được treo ở bảng thông báo của trường, phụ huynh đến đưa, đón con đều có thể đọc và theo dõi được như lịch tiêm chủng, lịch uống vitamin A, lịch khám sức khỏe, các khoản đóng góp, thu nộp…Có một điểm đặc biệt đối với những trường mầm non ở huyện miền núi như Tủa Chùa, đó là vẫn duy trì việc hiệu trưởng, giáo viên mầm non trực tiếp đến nhà của trẻ. Mục đích của những lần gặp gỡ này thường nhằm mục đích vận động phụ huynh đưa con em (trong độ tuổi đến trường) đi học. Nhất là những gia đình có điều kiện sống khó khăn, đông con, nhận thức của cha mẹ trẻ còn chưa cao thì rất cần thiết những cuộc gặp trực tiếp tại gia đình trẻ. Cô giáo L.T.N trường MN Mường Đun cho biết: “Chúng tôi vẫn đến từng nhà để gặp gỡ gia đình trẻ, thuyết phục bố mẹ cho trẻ đi học. Chứ nhắn qua giấy hay gọi điện thoại chẳng gặp được cũng không có phản hồi đâu ạ!”. Và kết quả cũng đã ghi nhận khi có sự quan tâm, vận động từ phía nhà trường nhiều gia đình đã đưa trẻ đến trường đầy đủ, ổn định.

Có 7/12 phương thức được đánh giá mới chỉ ở mức Ít hiệu quả (ĐTB từ 1,80- 2,31) như: mời phụ huynh đến thăm trường, lớp; thông qua các cuộc thi, hoạt động văn hóa, nghệ thuật; trao đổi hằng ngày, nhắn tin qua các phần mềm điện thoại…Các phương thức phối hợp này trên thực tế vẫn đang duy trì nhưng cũng nảy sinh nhiều bất cập. Chẳng hạn: nhiều cha mẹ trẻ không dùng điện thoại thông minh, thậm chí không biết chữ, thời gian để đến trường, gặp gỡ giáo viên rất hạn chế, họ chủ yếu tập trung vào lao động, làm kinh tế phục vụ cuộc sống gia đình. Do đó, nhiều lần giáo viên muốn gặp phụ huynh trao đổi còn cảm thấy khó khăn.

42

Duy nhất một phương thức phối hợp đó là tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng được đa số ý kiến đánh giá là không hiệu quả. Đây cũng là một thực tế, nhà trường muốn thông báo đến gia đình trẻ thì kênh thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình cũng chỉ tập trung tuyên truyền, đưa tin đến với một sô lượng ít người. Phương thức phối hợp này chưa mang lại nhiều hiệu quả, chưa kể việc đưa tin cũng không được thực hiện thường xuyên.

Trước thực trạng về các phương thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ như trên đòi hỏi người quản lý nhà trường cần xem xét để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp này.

2.3.2. Thực trạng nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa

Hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ được thể hiện qua những nội dung khác nhau. Tác giả sử dụng câu hỏi số 2, phần I (phụ lục 1,2). Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2: Thực trạng các nội dung phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tủa Chùa

TT Các nội dung phối hợp Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không

hiệu quả ĐTB

SL % SL % SL %

1 Phối hợp thực hiện chăm sóc, bảo

vệ sức khỏe cho trẻ 93 49.7 66 35.3 28 15.0 2,35 2 Phối hợp thực hiện chương trình

giáo dục trẻ. 98 52.4 46 24.6 43 23.0 2,29

3

Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường, lớp mầm non

82 43.9 70 37.4 35 18.7 2,25

4 Tham gia xây dựng cơ sở vật

chất. 100 53.5 71 38.0 16 8.6 2,45

ĐTB chung 2,33

Kết quả khảo sát trong bảng 2 cho thấy, hiệu quả của các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ vẫn chưa cao (ĐTB chung =

43

2,33 ở mức ít hiệu quả). Hai nội dung được đánh giá hiệu quả hơn các nội dung còn lại là: Phối hợp thực hiện chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ (ĐTB =2,35); Tham gia xây dựng cơ sở vật chất (2,45). Trên thực tế, ở các trường mầm non trong huyện Tủa Chùa việc huy động sự tham gia đóng góp của cha mẹ trẻ để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường về mặt kinh tế là rất ít mà thay vì đóng góp tiền thì cha mẹ trẻ góp ngày công, hỗ trợ nhà trường về thực phẩm. Đồng bào người Mông, người Thái ở các xã khó khăn thường góp ngày công để tu sửa trường lớp, trồng cây, dựng rào…hoặc cũng có phụ huynh mang gạo đến ủng hộ nhà trường, mang rau xanh, bí đỏ…để tô màu bữa ăn cho các con theo học ở trường. Ngoài ra, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ cũng được cha mẹ và giáo viên đặc biệt chú ý, đặc biệt là sức khỏe về thể chất cho trẻ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, đưa trẻ tiêm chủng đúng thời điểm…

Bên cạnh đó, vẫn còn hai nội dung thực hiện phối hợp với hiệu quả chưa nhiều, đó là: Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ (ĐTB =2,29) và Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường, lớp mầm non (ĐTB =2,25). Việc phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ phần nhiều vẫn chủ yếu là của giáo viên, của nhà trường. Cha mẹ trẻ cũng rất ít khi tham gia xây dựng kế hoạch của trường, của nhóm (lớp). Nhiều gia đình vẫn chưa quan tâm và tạo điều kiện cho trẻ được tự do tìm tòi, khám phá trong môi trường an toàn, yêu thương, chưa lôi cuốn các thành viên trong gia đình tham gia vào việc chăm sóc - giáo dục trẻ. Việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (nếu có) trong gia đình cũng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, nội dung “Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của nhà trường, lớp mầm non” cũng chưa được thực hiện hiệu quả, vẫn chủ yếu là công việc của nhà trường, của giáo viên. Việc tham gia cùng ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ hay theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện rất bình thường của trẻ diễn ra ở nhà, trao đổi kịp thời để giáo viên có sự điều chỉnh trong nội dung phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ cũng còn ít. Việc tham gia đóng góp với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ hầu như chỉ tập trung vào các hội trưởng hội phụ huynh.

Với thực trạng nêu trên về các nội dung phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa cần thiết có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp các nội dung trên.

44

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa, Điện Biên chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tủa Chùa, Điện Biên

2.4.1. Nhận thức của các đối tượng về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc và giáo dục trẻ là cần thiết tuy nhiên để nâng cao hiệu quả phối hợp cần có những biện pháp quản lý cụ thể. Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác quản lý tác giả sử dụng câu hỏi số 01, phần II (xem phụ lục 1,2) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ

Tầm quan trọng Số lượng Tỉ lệ % Không quan trọng 0 0 Ít quan trọng 6 3 Trung bình 13 7 Quan trọng 140 75 Rất quan trọng 28 15

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ % ý kiến đánh giá của các đối tượng về mức độ quan trọng của việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo

dục trẻ 5-6 tuổi

0% 3% 7%

75% 15%

Không quan trọng Ít quan trọng

Trung bình Quan trọng

45

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy hầu hết ý kiến đều khẳng định việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi đều rất quan trọng và quan trọng (90%), chỉ có 7% ý kiến còn cho rằng việc quản lý phối hợp chỉ ở mức trung bình và 3% ý kiến cho rằng ít quan trọng. Mặc dù tỉ lệ này không nhiều nhưng điều đó chứng tỏ vẫn còn một số ít người chưa quan tâm đến hoạt động phối hợp và nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động này để mang lại hiệu quả cao nhất trong chăm sóc, giáo dục cho trẻ ở các trường mầm non.

2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Để tổ chức tốt hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ trong chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết dựa trên tình hình thực tế của nhà trường. Tác giả sử dụng câu hỏi số 2, phần II (phụ lục 1,2) và kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:

46

Bảng 2.4: Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi

TT

Lập kế hoạch quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình trong chăm sóc, giáo

dục trẻ 5-6 tuổi

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

3 2 1

ĐTB 3 2 1 ĐTB

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi tại các trường mầm non huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)