Kiểm tra,đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư số 26 2020 TTBGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Kiểm tra,đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo

tư số 26

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong một chu trình quản lý nhƣng lại là điểm khởi đầu cho một chu trình mới. Kiểm tra đánh giá hoạt động đánh giá học sinh nhằm xác định mức độ hoàn thành mục tiêu, từ đó, có những điều chỉnh về nội dung, hình thức, phƣơng pháp... đánh giá cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và thực tiễn giáo dục của nhà trƣờng.

Mục đích của kiểm tra giám sát việc thực hiện là nhằm quản lý việc chấp hành đầy đủ, chính xác, nghiêm túc kế hoạch đánh giá cùng với các định mức, tiêu chuẩn, chỉ số công việc, phƣơng pháp đánh giá cụ thể. Căn cứ pháp lý của quản lý giám sát thực hiện là các quy chế, quy định về tổ chức đánh giá học sinh. Các biện pháp quản lý đƣợc tiến hành nhằm đảm bảo sự vận hành an toàn của quy trình đã đƣợc thống nhất trong nội bộ.

Hiệu trƣởng có thể kiểm tra định kỳ, thƣờng xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trƣờng thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan công bằng rõ ràng.

Trong kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS theo Thông tƣ số 26, ngƣời hiệu trƣởng cần chú trọng các nội dung sau:

+ Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung KTĐG KQHTcủa HS

+ Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên hoạt động KTĐG HS của GV + Kiểm tra công tác tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh

27

+ Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng cơ sở vật chất và các phƣơng tiện hỗ trợ công tác KTĐG HS của GV

+ Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên việc sử dụng các hình thức và phƣơng pháp KTĐG HS của GV

+ Kiểm tra, giám sát việc xây dựng đề kiểm tra, đề thi và chấm bài, lên điểm của GV

+ Kiểm tra việc sử dụng kết quả đánh giá để phát triển kế hoạch dạy học và điều chỉnh quá trình dạy học

+ Kiểm tra việc lƣu giữ thông tin, minh chứng và xây dựng hồ sơ năng lực của học sinh

+ Kiểm tra giám sát và đánh giá việc phối hợp giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong đánh giá.

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoạt động phức tạp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ kể trên, ngoài ra quá trình này còn phụ thuộc vào hoạt động quá khứ nhƣ quá trình giảng dạy của giáo viên, trình độ đƣợc đánh giá trƣớc đó của học sinh. Khi tác động vào một yếu tố, không thể không tính đến các yếu tố khác, phụ thuộc vào sự phối hợp có hay không hiệu quả giữa các yếu tố tham dự. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh là căn cứ để các cấp quản lý đƣa ra các nhiệm vụ và biện pháp quản lý cụ thể cho từng nội dung công việc tƣơng ứng tiếp theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư số 26 2020 TTBGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)