8. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên
Công tác kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT là một nhiệm vụ quan trọng của ngƣời cán bộ quản lý vì thông qua đó nhà trƣờng sẽ nắm đƣợc tình hình và kết quả học tập của học sinh, nắm
54
đƣợc ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên làm cơ sở để xác lập các hoạt động phát triển nhà trƣờng ở những giai đoạn tiếp theo.
Điều tra thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên, chúng tôi thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT ở các trƣờng THCS
huyện Tủa Chùa
TT Nội dung kiểm tra, đánh giá
Các mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả 1
Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung KTĐG KQHTcủa HS
0 9 32 61 3,51 1
2 Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên
hoạt động KTĐG HS của GV 0 6 65 31 3,25 2
3 Kiểm tra công tác tổ chức đánh giá
kết quả học tập của học sinh 0 15 68 19 3,04 3 4
Kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng cơ sở vật chất và các phƣơng tiện hỗ trợ công tác KTĐG HS của GV
0 17 62 20 3,03 4
5
Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên việc sử dụng các hình thức và phƣơng pháp KTĐG HS của GV
4 18 43 27 2,94 5
6
Kiểm tra, giám sát việc xây dựng đề kiểm tra, đề thi và chấm bài, lên điểm của GV
0 27 60 15 2,88 6
7
Kiểm tra việc sử dụng kết quả đánh giá để phát triển kế hoạch dạy học và điều chỉnh quá trình dạy học
4 51 47 0 2,42 7
8
Kiểm tra việc lƣu giữ thông tin, minh chứng và xây dựng hồ sơ năng lực của học sinh
30 35 20 17 2,23 8
9
Kiểm tra giám sát và đánh giá việc phối hợp giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong đánh giá
75
năng lực: Chuẩn và tiêu chí đánh giá; Quy trình thiết kế công cụ đánh giá; Phƣơng pháp và hình thức tổ chức đánh giá; xây dựng hồ sơ năng lực học sinh; sử dụng kết quả đánh giá trong dạy học và phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng, chƣơng trình môn học vv… Hƣớng dẫn giáo viên đối với khâu thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có hai hoạt động là kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên bằng nhận xét và kiểm tra định kỳ giữa học kì, cuối học kì I và cuối năm học đối với một số môn học.
Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn thông qua các buổi họp cơ quan, các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trƣờng để hƣớng dẫn GV xây dựng kế hoạch tự bồi dƣỡng năng lực kiểm tra, đánh giá cụ thể đối với từng môn học. Trong kế hoạch, phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh. Kế hoạch thực hiện theo từng tháng, từng học kì và trong cả năm học.
Hiệu trƣởng mời chuyên gia về công nghệ thông tin hoặc chuyên gia đánh giá có năng lực công nghệ thông tin tập huấn bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hình thức đánh giá thƣờng xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với với hoạt giáo dục nói chung và hoạt động kiểm tra, đánh giá HS nói riêng; tập huấn cho CBQL, GV kiến thức, kĩ năng về sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, Internet, sinh hoạt chuyên môn trên “Trƣờng học kết nối”, tham gia viết bài, khai thác thông tin trên các diễn đàn báo, tạp chí Giáo dục THCS,.. vào hoạt động giáo dục; có thể mời chuyên gia về tập huấn nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho GV.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trƣởng, CBQL nhà trƣờng phải tự bồi dƣỡng để hiểu rõ và nắm bắt đƣợc các nội dung yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT; việc thực hiện các khâu của quá trình kiểm tra, đánh giá theo quy định chung của Bộ GD&ĐT để chỉ đạo, bồi dƣỡng GV tổ chức hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt hiệu quả.
Hiệu trƣởng cần chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn của nhà trƣờng, các Tổ chuyên môn theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết để tạo môi trƣờng cho GV học tập, chia sẻ kinh nghiệm và kịp thời giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc.
76
CBQL, GV nhà trƣờng cần nghiêm túc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT theo đúng quy định về nội dung, hình thức và phƣơng pháp, quy trình và theo lập kế hoạch kiểm tra đánh giá đã xây dựng.
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư số 26/2020/ TT- BGDĐT của học sinh theo thông tư số 26/2020/ TT- BGDĐT
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Giúp CBQL, GV có căn cứ để thực hiện hoạt động đánh giá một cách sát thực, hiệu quả; giúp CBQL nhà trƣờng thực hiện quản lí và thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng tinh thần chỉ đạo của thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động và phù hợp với đặc điểm nhà trƣờng, học sinh.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Hoàn thiện Quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh của nhà trƣờng;
Hoàn thiện hệ thống văn bản hƣớng dẫn xây dựng các tiêu chí đánh giá của từng môn học theo chuẩn năng lực cần đạt của mỗi môn học: Tiêu chí đánh giá theo từng năng lực cụ thể; tiêu chí đánh giá kết quả bài thuyết trình; kết quả dự án; bài làm việc nhóm; tự học ở nhà, vv…
Hoàn thiện văn bản quy định về hệ thống công cụ đánh giá và quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tƣ 26/2020/TT- BGDĐT;
Hoàn thiện văn bản quy định về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn về đánh giá kết quả học tập và bồi dƣỡng năng lực cho giáo viên;
Hoàn thiện văn bản về hƣớng dẫn phối hợp giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong đánh giá kết quả học tập;
Hoàn thiện văn bản hƣớng dẫn sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học và phát triển chƣơng trình nhà trƣờng;
Hoàn thiện văn bản hƣớng dẫn xây dựng hồ sơ năng lực học sinh và quản lý hồ sơ năng lực học sinh trong trƣờng học;
Hiệu trƣởng hƣớng dẫn CBQL, GV sử dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm, cổng thông tin điện tử, mạng Internet, Website của các nhà trƣờng để thu thập
77
các thông tin về đánh giá HS, xây dựng kế hoạch, biểu mẫu thống kê, báo cáo, ra đề kiểm tra chất lƣợng HS,…
3.2.4.3. Cách tiến hành biện pháp
- Hiệu trƣởng tổ chức nhóm giáo viên cốt cán của trƣờng nghiên cứu hệ thống văn bản và chƣơng trình giáo dục 2018; Thông tƣ 26/2020/ TT- BGDĐT để cụ thể hóa các văn bản hƣớng dẫn của nhà trƣờng theo từng nội dung công việc nhỏ: Xây dựng Rubrich đánh giá cho từng môn học và cho từng hoạt động trong môn học; thiết kế ngân hàng câu hỏi, tình huống đánh giá năng lực vv…
- Hiệu trƣởng thành lập tổ nhóm chuyên môn xây dựng và hoàn thiện văn bản và dự thảo văn bản để xin ý kiến góp ý của CBQL, GV nhà trƣờng về những quy định cụ thể của nhà trƣờng về đánh giá kết quả học tập của học sinh, sau đó xin ý kiến chuyên gia, hoàn thiện văn bản rồi công khai sử dụng;
- Hiệu trƣởng thành lập tổ nhóm chuyên môn xây dựng xây dựng phiếu học tập, ra đề kiểm tra, lập biểu thống kê chất lƣợng,…trên máy vi tính, hƣớng dẫn tổ/ nhóm chuyên môn triển khai thực hiện;
- Hiệu trƣởng tìm biện pháp huy động nguồn lực (Nhà nƣớc, xã hội hóa) để mua sắm thiết bị (máy tính, máy chiếu, máy photo, máy in, lắp mạng Internet,…) phục vụ hoạt động quản lí, khai thác sử dụng của CBQL và GV.
- Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng có ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo toàn thể CBQL, GV, nhân viên nhà trƣờng tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lí, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá HS.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Các CBQL và GV phải có ý thức tự giác, tích cực nghiên cứu nắm vững hệ thống văn bản quy định của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo và quy định về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sao cho hiệu quả.
Hệ thống văn bản của trƣờng chỉ là cụ thể hóa văn bản của Bộ Giáo dục - Đào tạo; Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo về đánh giá kết quả học tập của học sinh không trái với những quy định;
78
Nhà trƣờng trƣớc hết phải chủ động tham mƣu, đề xuất với UBND huyện và các phòng ban liên quan, đôn đốc, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã trong huyện tích cực hỗ trợ nhà trƣờng sửa chữa, nâng cấp cơ sở trƣờng, lớp học, tích cực xã hội hóa giáo dục góp phần trang bị đƣợc hệ thống máy tính có kết nối mạng Internet để GV khai khác, sử dụng; mua sắm dần các máy móc, thiết bị hiện đại nhƣ máy chiếu, máy photo, máy in,.. hỗ trợ tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá HS.
- Nhà trƣờng phải phối hợp với các cơ quan quản lí, đơn vị thông tin để cung cấp hỗ trợ các phần mềm, dịch vụ Internet, tổ chức, quản lí các hoạt động sinh hoạt chuyên môn “kết nối trƣờng học” đạt hiệu quả.
3.2.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư số 26/2020/ TT- BGDĐT theo thông tư số 26/2020/ TT- BGDĐT
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp CBQL có kết quả đồng nhất qua việc thu thập các thông tin về hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh, của GV với yêu cầu, kế hoạch đảm bảo hay chƣa, từ đó có chỉ đạo, giúp đỡ GV và điều chỉnh kế hoạch quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh kịp thời. Đồng thời thấy đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm trong từng hoạt động đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động đánh giá kết quả học tập học sinh theo thông tƣ số 26 nói riêng và nâng cao chất lƣợng dạy học trong đơn vị mình.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
- Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn để kiểm tra, giám sát công tác lập kế hoạch đánh giá; công tác triển khai các bƣớc trong quy trình đánh giá của giáo viên nhà trƣờng;
- Hiệu trƣởng chỉ đạo kiểm tra hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của từng môn học do tổ/ nhoms chuyên môn xác định công cụ đánh giá tƣơng ứng với các tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung đánh giá;
- Hiệu trƣởng kiểm tra công tác tổ chức đánh giá của tổ/ nhóm chuyên môn và của giáo viên: Xác định tiêu chí; xây dựng ngân hàng đề; lựa chọn phƣơng pháp hình thức tổ chức đánh giá; phân công coi thi, kiểm tra, chấm bài; sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học và phát triển chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng;
79
- Hiệu trƣởng kiểm tra hồ sơ năng lực của học sinh đƣợc giáo viên lƣu trữ và sử dụng kết quả thƣờng xuyên trong quá trình dạy học;
- Hiệu trƣởng kiểm tra hoạt động đánh giá thƣờng xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết của giáo viên;
- Hiệu trƣởng kiểm tra việc huy động các lực lƣợng đánh giá của giáo viên và nội dung, hình thức phối hợp giữa nhà trƣờng, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong đánh giá kết quả học sinh của học sinh;
- Hiệu trƣởng kiểm tra việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình dạy học của giáo viên, việc lƣu hồ sơ chuyên môn và quản lý thông tin về kết quả học tập;
- Hiệu trƣởng kiểm tra việc phản hồi thông tin kết quả học tập của giáo viên tới học sinh và cha mẹ học sinh: Nội dung phản hồi, hình thức tổ chức phản hồi thông tin;
3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp
Giám sát và đánh giá là quá trình mà các dữ liệu đƣợc thu thập theo định kì và phân tích để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, các bên liên quan trong việc lập kế hoạch và quản lý các hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo TT26/2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo theo kế hoạch. Giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo TCNL và theo TT26/2020/ TT- BGDĐT cần chỉ ra rằng:
+ Hoạt động đánh giá KQHT của học sinh theo TCNL đƣợc thực hiện tốt nhƣ thế nào, những điểm nào còn tồn tại vì sao?;
+ Các hoạt động đánh giá KQHT của học sinh có đƣợc thực hiện theo đúng mục tiêu, chỉ tiêu, quy trình đã xác định hay không, hoạt động nào đang có và hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào cần điều chỉnh;
+ Các hoạt động KQHT của học sinh có hƣớng tới kết quả mong đợi, có tác động tới các bên liên quan không đặc biệt là học sinh và việc học của học sinh và cha mẹ học sinh;
+ Việc thực hiện kế hoạch KQHT của học sinh có đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả và hiệu suất nhất không?
80
TCNL và theo Thông tƣ 26/2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo cần xây dựng một bộ các câu hỏi đánh giá hay ngân hàng đề thi hay bộ công cụ và xây dựng các chỉ số thành công tƣơng ứng để đảm bảo kế hoạch hoạt động đƣợc thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất và đạt đƣợc kết quả mong đợi.
+ Khi giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cần trả lời các câu hỏi sau: Đạt đƣợc các chỉ tiêu đã đặt ra chƣa? ở mức độ nào?; Các hoạt động đánh giá đƣợc thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng hay có sự điều chỉnh gì? Tính hợp lý của những điều chỉnh đó; Các hoạt động đánh giá đã đƣợc thực hiện theo các chỉ số giám sát chƣa? Về trách nhiệm cá nhân CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong thực hiện hoạt động, sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính, tác phong làm việc… Có các hoạt động rà soát nhƣ thế nào và có điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong quá trình thực hiện không?
- Hiệu trƣởng thông báo công khai tiêu chí, tiêu chuẩn và kế hoạch kiểm tra, đánh giá tới từng tổ/ nhóm chuyên môn và GV ngay từ đầu năm học.
- Phân công nhiệm vụ kiểm tra đến từng bộ phận, cá nhân tham gia kiểm tra, đánh giá GV.
- Thu thập thông tin, đối chiếu với tiêu chí, tiêu chuẩn và kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá HS của GV để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.