Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư số 26 2020 TTBGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

- Thực trạng quản lý hoạt động đánh kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- Cán bộ quản lí của 04 trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên: 22 cán bộ quản lí (trong đó có 04 Hiệu trƣởng và 18 Phó Hiệu trƣởng).

- Giáo viên đang giảng dạy tại 4 trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên: 80 giáo viên (mỗi trƣờng 20 giáo viên). Các trƣờng tổ chức khảo sát gồm trƣờng PTDTBT THCS Tả Phìn; Trƣờng PTDTBT THCS Sính Phình; Trƣờng PTDTBT THCS Mƣờng Đun; Trƣờng PTDTBT THCS Sín Chải.

34

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát bằng phiếu hỏi để đánh giá thực trạng công tác đánh giá, quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

- Phỏng vấn CBQL và Tổ trƣởng chuyên môn các trƣờng để tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý đánh giá học sinh trung học cơ sở theo thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

- Nghiên cứu hồ sơ quản lý hoạt động đánh giá của các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát. Các công thức toán học và thống kê sử dụng bao gồm: + Công thức tính tỉ lệ phần trăm:

Tỉ lệ phần trăm (%) = x100;

Trong đó: X - Tổng số đối tƣợng trả lời các tiêu chí cụ thể; Y - Tổng số đối tƣợng điều tra.

+ Công thức tính số điểm trung bình: Điểm trung bình Trong đó:

∑= là tổng số đối tƣợng đánh giá;

, là điểm số trung bình của các mức độ tốt, khá, trung bình và yếu; là số đối tƣợng đánh giá các tiêu chí cụ thể;

là tổng số đối tƣợng điều tra.

Các nội dung khảo sát đƣợc đánh giá theo 4 mức độ: tốt, khá, trung bình,chƣa đạt; rất thƣờng xuyên, thƣờng xuyên, thỉnh thoảng, chƣa bao giờ; Rất khó khăn, khó khăn, đôi khi khó khăn và không gặp khó khăn; Rất hiệu quả, hiệu quả, ít hiệu quả và không hiệu quả; Rất ảnh hƣởng, phân vân, ảnh hƣởng , không ảnh hƣởng và cho điểm theo thứ tự lần lƣợt 4, 3, 2, 1.

Cách xử lý số liệu tổng hợp nhƣ sau:

Từ 1,0 đến cận 1,75 đạt mức yếu, chƣa đạt; chƣa thực hiện, không hiệu quả Từ 1,75 đến cận 2,5 điểm đạt mức đạt; trung bình; không thƣờng xuyên; ít hiệu quả; Từ 2,5 điểm đến cận 3,25 điểm đạt mức khá; thƣờng xuyên; Tƣơng đối hiệu quả;

35

Từ 3,25 điểm đến 4,0 điểm đạt mức tốt; rất thƣờng xuyên; Hiệu quả;

2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT- BGDĐT ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh số 26/2020/TT- BGDĐT ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

2.3.1. Nhận thức của CBQL và giáo viên về mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư số 26/2020/ TT- BGDĐT ở các trường trung học cơ sở học sinh theo thông tư số 26/2020/ TT- BGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT với mục đích yêu cầu trong quá trình đánh giá học sinh phải đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Đây là nội dung quan trọng đòi hỏi GV trong quá trình giảng dạy và đánh giá học sinh phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình đã tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức, kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức, kĩ năng nào còn yếu, từ đó giúp GV và học sinh điều chỉnh quá trình dạy và học.

Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề trên, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục khảo sát trên 22 CBQL và 80 GV ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên về thực trạng thực hiện mục đích đánh giá học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT. Kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT ở các trƣờng THCS

huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

TT Mục tiêu Các mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Chƣa đạt Trung bình Khá Tốt 1 Đánh giá năng lực: Tự chủ - Tự học; Giao tiếp - Hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo

8 23 47 24 2,85 1

2

Đánh giá các phẩm chất: Yêu nƣớc, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

11 26 34 31 2,83 2

3 Các năng lực đặc thù của từng

36

Từ kết quả thống kê ở bảng 2.1 cho thấy việc thực hiện các mục tiêu đánh giá theo Thông tƣ 26 của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đƣợc các trƣờng triển khai thực hiện ở mức khá, kết quả giao động từ 2,74 điểm đến 2,85 điểm;

Kết quả khảo sát cho thấy việc đánh giá phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù của từng môn học đã đƣợc giáo viên và nhà trƣờng THCS quan tâm thực hiện tuy nhiên chƣa đƣợc đánh giá ở mức tốt; việc đánh giá năng lực đặc thù của từng môn học đƣợc CBQL và GV nhận xét đánh giá có mức độ thấp nhất có điểm trung bình là 2,74 điểm đạt mức khá;

Chúng tôi tiến hành trao đổi trực tiếp với cô Lò Thị Hằng - giáo viên trƣờng PTDTBT THCS Sính Phình - huyện Tủa Chùa và thu đƣợc thông tin sau: thấy đƣợc rằng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT- BGDĐT đã đƣợc nhà trƣờng triển khai trực tiếp tới từng giáo viên, tuy nhiên không phải tất cả giáo viên đều nhận thức đƣợc hoàn toàn mục đích ý nghĩa của Thông tƣ, do khó khăn trong phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, học sinh đều là ngƣời dân tộc thiểu số… nên mức độ đạt đƣợc của các mục tiêu chƣa thực sự cao.

Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện mục tiêu đánh giá theo Thông tƣ 26, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 2 phần phụ lục để khảo sát trên CBQL, GV và kết quả thu đƣợc ghi ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT ở các trƣờng THCS

huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên TT Các yêu cầu cần thực hiện

Các mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Chƣa đạt Trung bình Khá Tốt

1 Coi trọng việc động viên, khuyến

khích sự tiến bộ của học sinh 0 3 78 21 3,18 1 2 Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận

xét và đánh giá bằng điểm số 0 12 68 26 3,10 2 3 Thực hiện công khai, công bằng,

khách quan, chính xác và toàn diện 0 16 80 6 2,90 3 4 Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả

37

Từ bảng thống kê 2.2 cho thấy việc quán triệt mục tiêu đánh giá theo Thông tƣ 26 của Bộ Giáo dục - Đào tạo đƣợc thể hiện qua việc thực hiện quán triệt thực hiện các yêu cầu đối với giáo viên trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên về cơ bản đã đƣợc triển khai và kết quả thực hiện đƣợc đánh giá ở mức độ khá là chủ yếu có một nội dung yêu cầu đƣợc đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình;

Thực hiện tốt nhất là: Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh có điểm số trung bình là 3,18 điểm xếp mức khá;

Thực hiện ở mức thứ 2 là: Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số có điểm số trung bình là 3,10 điểm xếp mức khá;

Thực hiện ở mức trung bình là: Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh có điểm trung bình là 2,47 điểm;

Trao đổi với thầy N.T.T - Giáo viên trƣờng PTDTBT THCS Tả Phìn - Huyện Tủa Chùa, tác giả luận văn đƣợc biết: ”Trước khi thực hiện thông tư 26 các trường đã phải nghiên cứu và tìm hiểu Thông tư 22 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, nhiều nội dung đã được quán triệt trong Thông tư 22 rồi, tuy nhiên do năng lực đánh giá của giáo viên còn hạn chế nên một số yêu cầu giáo viên chưa thể thực hiện tốt được”.

Nhận xét chung: Việc thực hiện mục tiêu và yêu cầu đánh giá theo Thông tƣ 26 của Bộ Giáo dục - Đào tạo ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa về cơ bản đã đƣợc quán triệt, tuy nhiên mức độ thực hiện chƣa đƣợc đánh giá cao chủ yếu dừng ở mức khá, có nội dung thực hiện đƣợc đánh giá ở mức trung bình, nguyên nhân do nhận thức và năng lực đánh giá của giáo viên còn hạn chế;

2.3.2. Nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư số 26/2020- TT BGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Để tìm hiểu nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục và khảo sát trên CBQL, giáo viên ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, kết quả thu đƣợc ghi ở bảng 2.3.

38

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐTở các trƣờng trung học cơ sở

huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên TT Nội dung kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh

Các mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Chƣa đạt Trung bình Khá Tốt 1 Các phẩm chất đƣợc giáo dục qua môn học 12 23 46 21 2,74 6 2

Năng lực đánh giá và tự đánh giá

của HS 0 16 58 28 3,12 2

3

Năng lực tự quản và thái độ học tập

của học sinh 6 15 44 37 3,10 3

4

Kiến thức học sinh thu nhận đƣợc

qua môn học 0 7 52 43 3,35 1

5

Năng lực hợp tác và năng lực giao

tiếp trong học tập của HS 3 12 68 19 3,00 4

6

Tính tích cực, sáng tạo của HS trong

học tập 4 17 57 24 2,99 5 7 Phƣơng pháp phát hiện và khám phá tri thức 18 45 31 8 2,28 10 8 Năng lực sử dụng ngôn ngữ và CNTT của HS 22 23 46 11 2,45 9 9

Năng lực chuyên biệt gắn với đặc

thù môn học 19 28 43 12 2,47 8

10 Phƣơng pháp học tập và giải quyết

vấn đề của HS 12 27 46 17 2,67 7

Nhìn vào kết quả thống kê cho thấy nội dung đánh giá đƣợc thực hiện tốt nhất là đánh giá kiến thức môn học của học sinh có điểm trung bình là 3,35 điểm xếp thứ 1 và đạt mức thực hiện tốt, tuy nhiên điều này lại phản ánh việc đánh giá năng lực đặc thù của học sinh sẽ bị hạn chế;

Từ kết quả khảo sát cho thấy các trƣờng bƣớc đầu đã quan tâm đến năng lực tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh theo Thông tƣ hƣớng dẫn, kết quả thực hiện nội dung này đƣợc CBQL và GV đánh giá thực hiện ở mức thứ 2 với điểm trung bình là 3,12 điểm xếp mức khá;

Nội dung đánh giá phẩm chất đạo đức của học sinh thông qua đánh giá kết quả môn học chƣa đƣợc đánh giá cao chủ yếu mới dừng ở mức khá với điểm trung bình là 2,74 điểm xếp thứ 6 trong các nội dung đánh giá;

Nội dung đánh giá năng lực đặc thù môn học chƣa đƣợc CBQL và GV đánh giá kết quả thực hiện ở mức cao mà chỉ dừng ở mức trung bình với điểm trung bình là 2,47 điểm;

39

Đặc biệt là nội dung đánh giá năng lực: Phƣơng pháp phát hiện và khám phá tri thức có điểm trung bình thấp nhất là 2,28 điểm đạt mức trung bình;

Trao đổi với giáo viên B.H.N - trƣờng PTDTBT THCS Sín Chải- Huyện Tủa Chùa, tác giả đƣợc giáo viên cho biết: ”Giáo viên tập trung đánh giá chủ yếu là kiến thức học sinh đã tích lũy qua môn học, bài học; việc đánh giá phẩm chất đạo đức được thực hiện thông qua nhận xét tinh thần thái độ học tập chưa đi vào đánh giá các phẩm chất cụ thể được tích hợp trong dạy học; việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh còn hạn chế đặc biệt giáo viên gặp khó khăn trong thiết kế công cụ đánh giá năng lực đặc thù, năng lực phương pháp tư duy, khám phá của học sinh”

Nhận xét chung: về cơ bản nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ 26/2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã đƣợc các trƣờng và giáo viên triển khai, tuy nhiên chƣa đồng bộ ở các nội dung, giáo viên còn hạn chế trong đánh giá phẩm chất đạo đức và đánh giá năng lực đặc thù môn học của học sinh; nguyên nhân do giáo viên còn hạn chế về năng lực đánh giá;

2.3.3. Phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư số 26/2020/ TT- BGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT đƣợc bắt đầu thực hiện từ năm học 2019- 2020. Cán bộ quản lý và giáo viên trong các trƣờng THCS đã thực hiện đánh giá học sinh theo cách thức đa dạng: đánh giá thƣờng xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp THCS; đánh giá thƣờng xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh; đánh giá định kì kết quả học tập; tổng hợp đánh giá học sinh trong học kỳ của cấp học.

Để tìm hiểu phƣơng pháp và hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo TT số 26/2020 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục và khảo sát trên CBQL, giáo viên ở các trƣờng THCS huyện Tủa Chùa, kết quả thu đƣợc ghi ở bảng 2.4.

40

Bảng 2.4. Thực trạng hình thức và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tƣ số 26/2020/TT-BGDĐT ở các trƣờng trung học

cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

TT Hình thức và phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá

Các mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Chƣa bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên

1 Hình thức kiểm tra, đánh giá

1.1

Kết hợp đánh giá thƣờng xuyên với đánh giá định kỳ và đánh giá tổng kết thông qua điểm số và nhận xét 0 0 89 13 3,13 1 1.2 Đánh giá định kỳ và tổng kết 0 0 93 9 3,09 2 1.3 Đánh giá thƣờng xuyên bằng điểm số và nhận xét 0 12 80 10 2,98 3 1.4

Đánh giá sự tiến bộ thông qua nhận xét động viên khuyến khích thƣờng xuyên

20 33 37 12 2,40 4

2 Phương pháp kiểm tra, đánh giá

2.1 Phƣơng pháp vấn đáp 0 6 49 47 3,40 2

2.2 Phƣơng pháp quan sát sản phẩm 0 35 43 24 2,89 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư số 26 2020 TTBGDĐT ở các trường trung học cơ sở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)