8. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Yếu tố chủ quan
Năng lực quản lý của hiệu trưởng và cán bộ quản lý nhà trường: Năng lực và phẩm chất của ngƣời CBQL có ảnh hƣởng không nhỏ tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực ở trƣờng THCS. Để có hiệu quả trong công tác quản lý nhà trƣờng nói chung và nâng cao chất lƣợng dạy học nói riêng, ngƣời Hiệu trƣởng phải hiểu rõ mục đích, am hiểu sâu sắc các nội dung, nắm chắc các phƣơng pháp, các yêu cầu, nguyên tắc của hoạt động kiểm tra, đánh giá. Đồng thời phải là một nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín
28
chuyên môn và biết cách tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá trong nhà trƣờng một cách hiệu quả. Trong trƣờng THCS Hiệu trƣởng còn phải quan tâm tới đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh để có hƣớng chỉ đạo, hƣớng dẫn GV của mình có phƣơng pháp kiểm tra,đánh giá kết quả học sinh một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc điểm các môn học.
Năng lực đạnh giá của GV: Năng lực đạnh giá của GV có ý nghĩa quyết định trong hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay. Trong nhà trƣờng GV là lực lƣợng chủ lực để thực hiện các nhiệm vụ dạy học đề ra. Chính vì vậy GV là yếu tố quan trọng nhất cho chất lƣợng giảng dạy nói chung, và chất lƣợng quản lý đánh giá học sinh nói riêng bởi vì: GV đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, xây dựng các nội dung, và trực tiếp tiến hành các hoạt động đánh giá học sinh, chất lƣợng của hoạt động kiểm tra, đánh giá đƣợc xác định một phần lớn do kỹ năng xây dựng nội dung các hoạt động kiểm tra và kỹ năng cho điểm, nhận xét, đánh giá học sinh của GV. Trong quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của nhà trƣờng, GV là cầu nối giữa học sinh với ban giám hiệu, giữa nhà trƣờng với gia đình học sinh, giữa học sinh với nhau, nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của quá trình dạy học.
Năng lực tự đánh giá và thái độ tích cực tham gia đánh giá của học sinh: Yếu tố chất lƣợng học sinh có ý nghĩa lớn trong quá trình đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong quan niệm mới về dạy học, học sinh là trung tâm của quá trình giảng dạy, học sinh tiếp nhận kiến thức không phải một cách thụ động mà là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động trong việc tiếp nhận thông tin. Do đó, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh dạy phải đƣợc xét đến việc tỷ lệ tri thức mà ngƣời học tiếp nhận đƣợc. Mặt khác, kết quả học tập của học sinh trong quá trình đánh giá học sinh còn ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời dạy, ảnh hƣởng đến việc điều chỉnh các mục tiêu, nội dung phƣơng pháp, và cách thức của hoạt động đánh giá. Thực tế cho thấy nếu chất lƣợng học sinh của nhà trƣờng thấp, do quá trình tuyển sinh đầu vào hay do quá trình dạy học của nhà trƣờng chƣa đạt hiệu quả thì hoạt động quản lý hoạt động đánh giá học sinh cũng không có đƣợc kết quả cao. Chính vì vậy yếu tố chất lƣợng học sinh có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh.
29