Đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 33 - 36)

a). Khái niệm đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. (Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam).

b).Đặc điểm đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đảng viên trong đồng bảo dân tộc thiểu số có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, là người dân tộc thiểu số nên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và được Đảng rất quan tâm phát triển;

Thứ hai, Đảng viên trong các dân tộc thiểu số có nhận thức về xã hội và khoa học kỹ thuật còn hạn chế so với đảng viên là người miền xuôi (đảng viên người Việt);

Thứ ba, Đội ngũ đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế xã hội của vùng dân tộc thiểu số;

Thứ tư, Đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số cần được không ngừng phát triển về mọi phương diện, về nhận thức, về kỹ năng và về phẩm chất.

Thứ năm, Đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số là những người trung thực, đáng tin cậy trong thực thi công vụ và trong quan hệ xã hội.

c) Vai trò đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong lịch sử Việt Nam thì Đảng viên có vai trò to lớn. Từ lúc mới thành lập Đảng sự nỗ lực của những đảng viên đã thu hút, lôi cuốn quần chúng vì họ đã nêu cao tinh thần gương mẫu và sự xả thân và là tấm gương sáng về lối sống, tác phong giản dị, gần gũi và rất tốt với nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và gia đình họ. Theo diễn tiến lịch sử thì đã có hàng vạn đảng viên chịu xung phong làm những việc khó, hy sinh cho lý tưởng của họ. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ tồn tại và cầm quyền lãnh đạo thông qua từng vai trò của mỗi đảng viên, có lập luận cho rằng nếu không có các thế hệ đảng viên tận tụy trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh để thực hiện nhiệm vụ và không có những thế hệ đảng viên giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt đẹp, luôn gương mẫu thì Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lớn mạnh, không thể có đủ uy tín để lãnh đạo đất nước tính đến nay, đội ngũ đảng viên có vai trò rất lớn trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước (ở các vị trí lãnh đạo, quản lý) cũng như các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể ở Việt Nam. Hầu hết các lãnh đạo cao cấp, chủ chốt của nhà nước như Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch quốc hội, người đứng đầu Chính phủ, thủ trưởng các Bộ, Ngành, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể đều có lý lịch là Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hoặc được kết nạp đảng trước khi bổ nhiệm.

Ngày nay, trong việc bàn về xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu vùng khó khăn, việc phát triển kinh tế được đặt lên những Đảng viên. Ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Bạc Liêu... theo số liệu thống kê với số xã giảm nghèo có hiệu quả cũng là những xã có lượng Đảng viên tăng trưởng tốt. Nhiều địa phương thoát nghèo từ lúc có chi bộ Đảng ra đời. Đấy cũng có thể coi là một

biểu hiện chân thực về vai trò của Đảng viên trong thời kì mới. Theo lý luận thì trong giai đoạn mới của Việt Nam hiện nay, đảng viên đứng trước những đòi hỏi mới và nhiệm vụ mới là việc tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phải chống lại diễn biến hòa bình. Những yêu cầu đó buộc đảng viên phải có lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị đồng thời nhận thức, kiến thức, năng lực thực hiện công cuộc đổi mới nhưng vậy mới có đủ kiến thức để tuyên truyền cho nhân dân, phổ độ cho các đối tượng đi theo cách mạng, và phải có phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách tốt mới phục chúng và phải có quan hệ mật thiết với quần chúng

1.1.2 Phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.2.1 Khái niệm phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển đảng viên trong bào dân tộc thiểu số là quá trình các tổ chức Đảng tại các vùng dân tộc thiểu số lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát kế hoạch phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số nhằm tăng về số lượng, chất lượng và cơ cấu đảng viên tại vùng dân tộc thiểu số đảm bảo sự lãnh đạo của của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.1.2.2 Mục tiêu phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tới ba mục tiêu cơ bản

Thứ nhất, tăng số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số trong đồng bào dân tộc. Mục tiêu này thể hiện qua tiêu chí tỉ lệ đảng viên là người dân tộc thiểu số trong đồng bào dân tộc tăng lên qua các năm;

Thứ hai, chất lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số tăng lên. Mục tiêu này thể hiện qua tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên. Các tiêu chí này không ngừng tăng qua các năm cả về “Hồng” và “Chuyên”

Thứ ba, cơ cấu đảng viên là người dân tộc thiểu số hợp lý, tiến bộ hơn, đảm bảo cho sự lãng đạo thành công của Đảng trong thực tiễn, không quá tập trung cũng không quá phân tán tại một đảng bộ hoặc chi bộ nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w