Nội dung quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 37 - 43)

Theo quá trình quản lý, quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ huyện gồm 4 nội dung cơ bản, lập kế hoạch phát triển đảng viên; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên; và kiểm soát phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ.

Lập kế hoạch: Quá trình xác định mục tiêu và phương thức hành động thích hợp để thực hiện mục tiêu.

Tổ chức thực hiện: Quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu từ chuẩn bị triển khai, chỉ đạo và kiểm soát thực hiên kế hoạch, đảm bảo nguồn nhân lực, vật lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch.

Kiểm soát: Quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động đảm bảo các kế hoạch được thực hiện.

1.2.3.1. Lập kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ

* Khái niệm: Lập kế hoạch phát triển đảng viên là một quá trình xác định những mục tiêu phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số và

xác định phương thức để thực hiện những mục tiêu đó. Cụ thể, trong lập kế hoạch phát triển đảng viên cần xác định mục tiêu phát triển đảng viên hàng năm về số lượng đảng viên về chất lượng đảng viên và về cơ cấu đảng viên trong đồng bào dân tộc thuộc Đảng bộ huyện nhằm tạo nguồn phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu của thực tiễn của Đảng bộ. Ngoài xác định mục tiêu phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số, lập kế hoạch phát triển đảng viên Đảng bộ cần xác định phương thức thực hiện mục tiêu. Đó có thể là xác định nguồn để phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển đảng viên, xác định các đối tượng ưu tiên để phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc…

Nguồn phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số là những người trẻ tuổi, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có thành tích tốt trong hoạt động và công tác, được tập thể đánh giá cao. Nguồn để phát triển đảng viên trong đồng bảo dân tộc thiểu số thường là đang trong độ tuổi còn sinh hoạt Đoàn thanh niên.

Phương thức thực hiện mục tiêu phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số thường là quá trình tuyên truyền, giáo dục, quá trình đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao nhận thức về ý thức, về phẩm chất và về chuyên môn. Tuyên truyền, phổ biến là phương thức cơ bản chủ yếu để phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, phối, kết hợp trong bộ máy quản lý phát tiển đảng viên trong đồng bào dân tộc là con đường tất yếu để hoàn thành mục tiêu phát triển đảng viên. Qúa trình phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số là quá trình tuyển chọn liên tục, kỹ càng theo tiêu chuẩn chất lượng đảng viên. Cần huy động nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình phát triển đảng viên người dân tộc, cá nhân, tổ chức, nhất là tổ chức đảng, chính quyền, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên v.v…

*. Căn cứ lập kế hoạch phát triển đảng viên:

- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn về phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số;

- Căn cứu Quy hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc của của Đảng bộ;

- Căn cứ vào nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở phân tích thực trạng đôi ngũ đảng viên trong dân tộc thiểu số của Đảng bộ; nơi nào thiếu số lượng cần lập kế hoạch tăng số lượng, nơi nào cần chất lương đảng viên cần lập kế hoạch tăng cường chất lưởng viên. Đảng viên thiếu phẩm chất, thoái hóa, biến chất, cần có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục, nếu cần đưa ra klhoir Đảng. Đảng viên thiếu năng lực cần lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng. Định kỳ đánh giá đảng viên là người dân tộc thiểu số tạo cân cứ để lập kế hoạch phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số là công việc cần thiết để lập kế hoạch phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số.

- Căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên Đảng bộ….

*. Nội dung kế hoạch phát triển đảng viên của Đảng bộ huyện

 Xác định mục tiêu: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ.

- Số lượng đảng viên trong đồng bào dân tộc của Đảng bộ huyện; Hàng năm kết nạp được từ 100 đảng viên trở lên.

- Chất lượng đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số để có phương thức hợp lý đáp ứng nhu cầu chất lượng này; Phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận và các đoàn thể. Giữ vững kết quả 100% số bản, trạm y tế có đảng viên, bình quân mỗi năm xóa 02 chi bộ sinh hoạt ghép.

- Cơ cấu đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số, có thể kết nạp đảng viên mới, bồi dưỡng đảng viên hiện đang công tác. Cơ cấu đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm cả cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo trình độ, phẩm chất…

* Quá trình lập kế hoạch phát triển đảng viên theo quy trình kết nạp đảng viên được quy định tại (khoản 01, 02, 03, 04) Điều 4 của Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu và kết nạp người vào đảng từ Đảng ủy cơ sở đến Đảng bộ nhằm nâng cao chất lượng đảng viên. Những người được kết nạp vào Đảng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, được quần chúng tin tưởng, nên được lấy ý kiến rộng rãi từ tổ đảng, từ đảng viên tới quần chúng.

*. Phương thức thực hiện mục tiêu:

Luôn đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Tăng cường việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối chủ trương của Đảng. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

Chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước Nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện theo phương châm “động” và “mở”. Quan tâm đến đảng viên cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Hàng năm kịp thời rà soát đưa ra khỏi Quy hoạch những cán bộ có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, uy tín thấp.

Quy trình lập kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các bước cơ bản sau:

1. Phân tích thực trạng phát triển đảng viên tại đảng bộ huyện;

2. Phân tích nhu cầu thực tế về đảng viên trong phát triển kinh tế xã hội của huyện;

3. Phân tích môi trường phát triển đảng viên của đảng bộ huyện;

4. Xác định mục tiêu phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số tại đảng bộ huyện;

5. Xác định phương án phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số bao gồm cả mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu;

6. Phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án phát triển đảng viên;

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân công nhiệm vụ: Chú trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên, đặc biệt phát triển đảng viên là người tại chỗ, nơi có ít đảng viên, trong lực lượng dân quân, dự bị động viên, đoàn viên, hội viên ưu tú, phân công đảng viên phụ trách hộ, nhóm hộ.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động rộng rãi công tác phát triển đảng, căn cứ vào nhu cầu quần chúng ưu tú mong muốn vào đảng.

- Công tác phối hợp thực hiện công tác phát triển đảng viên căn cứ vào nhu cầu thực tiễn tại Đảng ủy cơ sở và các chi bộ trực thuộc Đảng bộ huyện. Hàng năm Trung tâm bồi dưỡng chính trị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đối tượng kết nạp đảng, đối tượng chuyển chính thức.

Kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số cần được tổ chức thực hiện nghiêm túc mới có được đội ngũ đảng viên trong đồng bào dân tộc có chất lượng về phẩm chất và năng lực công tác.

Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc là quá trình hiện thực hóa các mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc của Đảng bộ. Qúa trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số gồm các nội dung cơ bản, chuẩn bị thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch thực hiện và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

1.2.3.3. Kiểm soát thực hiên kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện

*. Khái niệm kiểm soát: “Kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu. Tất cả các nhà tổ chức đều có trách nhiệm trong tiến trình kiểm soát cho dù các bộ phận của họ có được thi hành tốt như kế hoạch đề ra hay chưa và các nhà tổ chức không thể thật sự hiểu hết các bộ phận của họ đã được thực hiện đúng hay chưa cho đến khi họ đã đánh giá những hoạt động nào đã hoàn thành và so sánh kết quả thực tế với tiêu chuẩn đã được đề ra trước đó”.

Chủ thể kiểm soát thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn Đảng bộ huyện là Huyện ủy

Nội dung kiểm soát thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số là quá trình thực hiện các mục tiêu, phương thức, các tiêu chuẩn, nguyên tắc đã được xác lập trong kế hoạch phát triển đảng viên. Quan trọng nhất là đội ngũ đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số có đáp ứng được yêu cầu công tác không.

Nguồn thông tin để thực hiện vai trò kiểm soát thực hiện kế hoạch phát triển đảng viên từ nhiều nguồn khác nhau. Từ cấp dưới, các chi bộ, các tổ đảng, từ người dân, từ kiểm tra, từ thanh tra. Hằng năm cấp ủy đảng và tổ

chức cơ sở đảng, ủy ban kiểm tra các cấp xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát theo định kỳ, hoặc kiểm tra, giám sát đột suốt khi được cấp ủy cấp trên yêu cầu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo Điều 30, 32 Điều lệ Đảng. Xem xét và giải quyết kịp thời đơn thư tố cáo, khiếu nại, kỷ luật Đảng của tổ chức đảng và đảng viên, chỉ đạo xử lý hoặc đề nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 37 - 43)