Những ảnh hưởng của lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 59 - 61)

đến chất lượng quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại đảng bộ Điện Biên Đông.

2.1.6.1. Mặt tích cực

Huyện Điện Biên Đông có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh khác. Đây là điều kiện để huyện Điện Biên Đông học hỏi kinh nghiệm, qua đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết công tác quản lý phát triển đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số về tình hình địa phương cũng như bình diện khu vực, từ đó tập trung những cái tốt hơn, cái được để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào địa phương mình đang công tác.

HuyệnĐiện Biên Đông có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, học sinh, sinh viên của huyện cao, tạo cho huyện một nguồn nhân lực dồi dào và đây sẽ là nguồn bổ sung cho phát triển đảng viên.

Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, phương tiện quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số một cách tốt nhất. Đồng thời, các chế độ chính sách đối với đảng viên dân tộc thiểu số được thực hiện tốt hơn.

Đặc điểm, tình hình về văn hóa - xã hội của đồng bào dân tộc phong phú, Nhân dân các dân tộc đoàn kết, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn phát triển đảng viên dân tộc thiểu số, đội ngũ đảng viên sẽ rất thuận lợi trong việc tiếp nhận, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Đồng thời, với tinh thần được nâng cao, cấp ủy cấp các cấp sẽ có những ý kiến đóng góp xác thực để đội ngũ cấp ủy các cơ sở sửa chữa những khuyết điểm, đánh giá hoạt động của mình một cách đúng mực, đề ra các giải pháp phát triển có hiệu quả ở địa phương.

2.1.6.2. Những khó khăn thử thách

Huyện Điện Biên Đông đang trong quá trình phát triển, từ một huyện thuần nông sang phát triển theo hướng thương mại, dịch vụ, nhiều vấn đề cần giải quyết như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong khi đó những kiến thức về các mặt công tác này của đa số đảng viên ở cấp cơ sở còn hạn chế, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác tạo nguồn cho đảng ủy cơ sở.

Kinh tế của huyện tuy có bước phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với các huyện khác trong tỉnh, dẫn đến việc nghiên cứu, ban hành các chế độ, chính sách đối đảng viên người dân tộc ngoài quy định của Trung ương, của tỉnh là rất khó khăn, do đó sẽ khó tạo được bước đột phá trong tạo nguồn phát triển đảng ở cơ sở.

Trình độ dân trí nhìn chung vẫn thấp, vì vậy khi tạo nguồn phát triển đảng viên sẽ khó đạt tiêu chuẩn đặt ra, gây ra một sức ép lớn trong công tác tạo nguồn phát triển đảng ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 59 - 61)