Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 56 - 57)

Là huyện có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, xa các trung tâm có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nền kinh tế còn chưa phát triển. Sản phẩm chính của huyện là nông sản, tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp chiếm 58,3%. Trong đó: Sản phẩm trồng trọt 46,5%, chăn nuôi 11,3%, lâm nghiệp 0,3%, thủy sản 0,2%. Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp - xây dựng chiếm 23,2%; tỷ trọng sản phẩm dịch vụ - thương mại chiếm 18,5%.

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã tiến triển rõ nét, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Các hoạt động y tế, văn hóa, giáo dục luôn được quan tâm phát triển sâu rộng. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, xóa đói giảm nghèo được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông,

hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Một số công trình hạ tầng đô thị như đường trục chính, đường bao đô thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng... đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo. Tất cả những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện có ảnh hưởng khá trực tiếp đến chất lượng quản lý phát triển đảng viên trên địa bàn huyện. Đồng thời những yếu tố đó cũng đặt ra yêu cầu, đòi hỏi công tác quản lý phát triển đảng viên trong đảng bộ Điện Biên Đông phải không ngừng nâng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w