thiểu số ở một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tuần Giáo.
trong đó có 23 đảng bộ cơ sở và 37 chi bộ cơ sở; có 319 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 3.790 đảng viên. Đầu nhiệm kỳ (2015-2020) vẫn còn 56 bản đảng viên đang phải sinh hoạt ở 41 chi bộ ghép, trong đó phần lớn là bản có quá ít đảng viên (9 bản có 4 đảng viên, 7 bản có 3 đảng viên, 40 bản chỉ có từ 1-2 đảng viên). Xác định rõ vai trò của chi bộ Đảng, trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc tạo nguồn phát triển đảng viên, gắn với củng cố, kiện toàn các chi bộ nhằm “xóa” các chi bộ thôn, bản đang phải sinh hoạt ghép. Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tuần Giáo đã bám sát Nghị quyết Chuyên đề số 04-NQ/TU ngày 23-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên về “Tăng cường xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chi bộ và phát triển đảng viên, tổ chức đảng ở cơ sở trực thuộc xã, thị trấn, cơ quan đơn vị chưa có đảng viên, chưa có chi bộ, giai đoạn 2016 - 2020” để xây dựng Chương trình hành động, với những nội dung cụ thể về củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể ở cấp xã, trong đó chú trọng giải pháp về công tác tạo nguồn phát triển đảng ở những thôn, bản còn ít đảng viên để thành lập chi bộ độc lập.
Để cụ thể hoá các kế hoạch, các chương trình, đề án về phát triển đảng viên đạt kết quả, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chọn đơn vị như xã Tỏa Tình, Pú Nhung, Quài Tở… để làm điểm, thường xuyên kiểm tra định kỳ, giám sát thực hiện Nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển đảng viên, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương. Giao Ban Tổ chức Huyện ủy tham mưu Ban Thường vụ huyện ủy rà soát ở 40 bản có quá ít đảng viên, qua rà soát cho thấy hiện còn19 bản có 1 đảng viên, 21 bản có 2 đảng viên.
Đối với những chi bộ sinh hoạt ghép, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch và lịch làm việc cụ thể với Đảng ủy xã, với chi bộ sinh hoạt ghép về các biện pháp cụ thể và lộ trình kiện toàn các chi bộ nghép, chia tách,
thành lập mới chi bộ độc lập; hướng dẫn, làm thủ tục cho các bản có đủ điều kiện về số lượng đảng viên và đảm bảo vai trò lãnh đạo, có nhân sự cấp ủy đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện việc chia tách chi bộ ghép.
Trên địa bàn huyện Tuần Giáo từ chỗ 41 chi bộ phải sinh hoạt ghép, sau hơn hai năm nỗ lực thực hiện việc chia tách, đến nay số chi bộ ghép trong Đảng bộ đã giảm xuống còn 10. Hơn thế, cả 10 chi bộ ghép với 20 bản hiện nay đều đã có nguồn, theo dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ có thêm 7 chi bộ ghép với 16 bản sẽ được chia tách. Kế hoạch đã đề ra đến hết năm 2020 các thôn, bản đều có chi bộ, sẽ sớm thực hiện được. Kinh nghiệm “xóa” chi bộ sinh hoạt ghép từ Tuần Giáo là một kinh nghiệm hay và đã đạt được những kết quả nhất định để nhiều địa phương trong tỉnh có thể xem xét học tập và áp dụng vào thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng của tỉnh Điện Biên.
1.3.1.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tủa Chùa
Chú trọng công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Huyện ủy Tủa Chùa chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ cơ sở xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên; phân công cán bộ, đảng viên theo dõi, giúp đỡ quần chúng, đặc biệt chú trọng quần chúng ở các khu dân cư khối nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), quần chúng thuộc các xã đặc biệt khó khăn và nhất là các thôn, bản còn ít đảng viên.
Ban Thường vụ Huyện ủy quán triệt các chi, đảng bộ cơ sở phải luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên; coi phát triển đảng viên là nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác vận động quần chúng và xây dựng các đoàn thể vững mạnh như: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... Thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước để tập hợp, thu hút đông
đảo đoàn viên, hội viên vào tổ chức hội; từ đó đẩy mạnh việc giáo dục, rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Đặc biệt, công tác kiểm tra, giám sát việc kết nạp đảng viên ở cơ sở được chú trọng, nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn trong tạo nguồn, bồi dưỡng và kết nạp đảng viên. Hàng năm, các chi, đảng bộ cơ sở tiến hành sơ kết công tác phát triển đảng viên, chỉ ra những mặt làm được, chưa làm được; làm rõ nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém, trên cơ sở đó đề ra chủ trương, giải pháp phát triển Đảng thời gian tới.
Ban Tổ chức Huyện ủy trực tiếp xuống các chi bộ khảo sát tình hình nguồn hiện có; phối hợp với các chi, đảng bộ cơ sở xem xét, lựa chọn, tổng hợp danh sách đối tượng quần chúng ưu tú tham gia các lớp bồi dưỡng cảm tình đảng, đặc biệt là những chi bộ nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên. Năm 2016, Huyện đã tổ chức 3 lớp bồi dưỡng cho 271 quần chúng ưu tú; 2 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 226 đảng viên mới; mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ bí thư, cấp ủy viên ở cơ sở.
Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, nên công tác phát triển đảng viên đã đạt những kết quả quan trọng, đặc biệt là đảng viên người DTTS. Năm 2016, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 240 đảng viên, trong đó tỷ lệ đảng viên người DTTS chiếm 77,1%, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 2.709 đồng chí (vượt 140% chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra). Hiện nay, toàn Đảng bộ huyện có 48 chi, đảng bộ cơ sở, 222 chi bộ trực thuộc, 100% số thôn, bản, trường học và 5/12 trạm y tế có chi bộ độc lập, tăng 15 chi bộ so với cùng kỳ năm trước.
Đồng chí Vì A Mạnh, Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy cho biết: “Để đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, điều cốt lõi đó là các cấp ủy đảng phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên tự giác rèn luyện, phấn đấu, gương mẫu thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là tấm gương để quần chúng học tập, noi theo; nhất là việc nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác vận động, giáo dục quần chúng tự nguyện phấn đấu vào Đảng. Các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; chú trọng xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên cho từng năm và cả nhiệm kỳ, nhằm tăng cường về số lượng và mạnh về chất lượng; tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, bảo đảm tính kế thừa, phát triển liên tục của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.
1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Mường Chà.
Đảng bộ huyện Mường Chà có 2.078 đảng viên sinh hoạt tại 49 chi, đảng bộ trực thuộc. Trong những năm qua, Đảng bộ huyện đã làm tốt công tác xây dựng và phát triển đảng; kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức cơ sở đảng tại các thôn, bản chưa có đảng viên. Ban Thường vụ Huyện ủy đã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động triển khai đến từng tổ chức cơ sở đảng. Trao đổi với chúng tôi, ông Từ Bá Minh, Bí thư Huyện ủy, cho biết: “Cuối năm 2014 toàn huyện còn trên 10 thôn, bản chưa có đảng viên, nhưng đến hết quý I/2016, huyện chỉ còn 6 bản chưa có đảng viên, đây là nỗ lực lớn của Đảng bộ huyện trong những năm qua. Để làm được việc này, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện ủy phối hợp chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tiến hành rà soát, thống kê các thôn, bản chưa có đảng viên, thôn, bản còn sinh hoạt ghép để có kế hoạch phát triển đảng viên. Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú; chú trọng đào tạo nguồn tại chỗ, tập trung vào
lực lượng đoàn viên thanh niên và hội viên các tổ chức xã hội”.
Để quần chúng nhân dân nhận thức được vai trò lãnh đạo của đảng viên trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, Huyện ủy đã chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc mục tiêu nghị quyết Đảng đề ra, giúp cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức cơ sở đảng ở những thôn, bản chưa có hoặc có ít đảng viên, chưa có chi bộ. Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện ủy cũng phân công nhiệm vụ cho ủy viên các cấp gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác kết nạp đảng viên đi đôi với tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước. Thông qua đó phát hiện những nhân tố điển hình để giới thiệu cho Đảng.
Nói về công tác phát triển đảng của Mường Chà, ông Phạm Xuân Mộc, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, cho biết: “Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, chúng tôi cố gắng phát triển đảng ở 6 bản “trắng” đảng viên. Trung bình mỗi năm, Đảng bộ kết nạp được trên 120 đảng viên”. Để đạt được kết quả như vậy, Huyện ủy Mường Chà đã chỉ đạo các cấp ủy cơ sở tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để kết nạp những quần chúng ưu tú đứng trong hàng ngũ của đảng. Với những bản chưa có đảng viên, Ban Tổ chức Huyện ủy chỉ đạo Đảng ủy xã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên. Đồng thời, chỉ đạo đưa đảng viên sinh hoạt ghép, khi nào đủ điều kiện sẽ thành lập chi bộ. Ban Thường vụ Huyện ủy đặc biệt quan tâm đến tính bền vững trong việc tạo nguồn đảng viên cũng như việc phát triển tổ chức Đảng. Nhất thiết tạo nguồn tại chỗ để kết nạp đảng, không vì thành tích trước mắt mà làm giảm tính bền vững của việc kết nạp đảng viên và thành lập tổ chức cơ sở đảng. Với cách làm như vậy, Huyện ủy Mường Chà phấn đấu đến hết năm 2017 sẽ không còn bản “trắng” đảng viên.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý phát triển Đảng viên trong đồng bào dân tộc tiêu số cho huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điên Biên
Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn, kinh nghiệm về quản lý phát triển của các cấp ủy cơ sở, Đảng bộ huyện và các công trình tổng quan liên quan đến đề tài, rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho việc quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện như sau:
Thứ nhất, việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ đảng viên dân tộc thiểu số phải được thực hiện đồng bộ các khâu từ khâu tạo nguồn, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng; triển khai kế hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý về cơ sở; thực hiện đồng bộ các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong công tác phát triển đội ngũ đảng viên. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển đội ngũ đảng viên, trước hết cần phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, thông qua phong trào cách mạng quần chúng và phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương là những yếu tố quan trọng tạo nên kết quả của công tác phát triển đội ngũ đảng viên.
Thứ hai, thực hiện tốt việc tạo nguồn cho phát triển đảng thông qua đoàn Thanh niên trực tiếp giới thiệu đoàn viên thực sự ưu tú đủ đức, đủ tài vào đứng trong hàng ngũ của Đảng một cách nghiêm túc chọn lọc, công bằng, tạo điều kiện cho quần chúng ưu tú có cơ hội phát triển bản thân. Có như vậy mới kết nạp được những quần chúng thực sự tài giỏi vào đứng trong hàng ngũ của Đảng và kích thích quần chúng nhân dân cấp cơ sở không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu theo quy định. Thường xuyên quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc điều kiện, phương châm, phương hướng kết nạp đảng viên. Kết nạp người vào
Đảng phải coi trọng tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn giác ngộ chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, chống khuynh hướng coi nhẹ chất lượng, chạy theo số lượng đơn thuần; phát triển đội ngũ đảng viên phải luôn đi đôi với củng cố tổ chức đảng. Trong việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng hơn số lượng, khắc phục chủ nghĩa thành phần; đã chứng tỏ là người ưu tú nhất trong quần chúng, giác ngộ lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, có động cơ vào Đảng đúng đắn, trung thành với chủ nghĩa xã hội, với Tổ quốc và nhân dân, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong lao động sản xuất, chiến đấu, công tác, học tập, có liên hệ với quần chúng và được quần chúng tín nhiệm. Đây là những vấn đề then chốt của công tác xây dựng đội ngũ đảng viên.
Thứ ba, đội ngũ đảng viên dân tộc ở trong toàn Đảng bộ huyện phải được đào tạo thường xuyên, liên tục sau khi trở thành đảng viên chính thức. Được rèn luyện qua thực tiễn và hội tụ đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết trong thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung chương trình đào tạo phải tập trung vào những chuyên đề, nghiệp vụ, các kỹ năng cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mỗi vị trí. Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị làm tốt công tác lựa chọn, giáo dục, bồi dưỡng nguồn kết nạp Đảng; lựa chọn nguồn phát triển đảng viên là nội dung rất quan trọng, tạo cơ sở cho công tác bồi dưỡng nguồn kết nạp Đảng. Nội dung bồi dưỡng nguồn kết nạp đảng viên phải toàn diện cả về kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức, lối sống; kết hợp chặt chẽ việc nâng cao trình độ nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn với rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm cho người vào Đảng thông qua thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc tổ chức học và cấp giấy chứng nhận qua lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng cho đối tượng được kết nạp phải thực hiện đúng nội dung, chương trình quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Thứ tư, cần bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức làm công