Ngoài 3 giải pháp nêu trên trong hoàn thiện phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông tác giả luận văn đề xuất 3 giải pháp theo cách tiếp cận quản lý nhân sự công. Đó là, hoàn thiện công tác kết nạp đảng viên mới là người dân tộc thiểu số; là hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đảng viên; là đánh giá đảng viên là người dân tộc thiểu số;
Về công tác kết nạp đảng viên mới là người dân tộc thiểu số.
Kết nạp đảng viên mới là người dân tộc thiểu số là quá trình tăng lên về số lượng đảng viên là người dân tộc trên cơ sở đảm bảo cơ cấu và chất lượng và sức chiến đấu của Đảng;
Vai trò kết nạp đảng viên mới vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đảng viên
Nguồn để kết nạp đảng viên mới là đoàn viên thanh niên, những người thuộc dân tộc thiểu số, có nhiều thành tích trong học tập, công tác, luôn hoàn
thành nhiệm vụ, có uy tín trong các tổ chức chính trị xã hội, được quần chúng yêu mến;
Thực hiện tốt việc phân loại đánh giá đảng viên dân tộc thiểu số, công tác thi đua, khen thưởng và phát huy các đoàn thể quần chúng tham gia xây dựng Đảng. Có biện pháp định kỳ lấy ý kiến góp ý của các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân tại địa phương đối với Đảng viên. Phát huy vai trò của các đoàn thể tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Quá trình kết nạp đảng viên mới là quá trình kết hợp giữ sự phấn đấu của bản thân và quá trình đào tạo bồi dưỡng của đảng ủy, các tổ chức chính trị xã hội.
Hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng đảng viên là người dân tộc thiểu số Đào tạo, bồi dưỡng là quá trình nâng cao nhận thức về trình độ chính trị, năng lực chuyên môn và hình thành các kỹ năng cần thiết.
Đào tạo bồi dưỡng không chỉ đảng ủy thực hiện đối với đảng viên thuộc đảng bộ mà bản thân mỗi đảng viên cần tự đào tạo, tự bồi dưỡng để có được những hiểu biết và những kỹ năng cần thiết
Đào tạo bồi dưỡng đảng viên có vai trò quan trọng trong phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số vì đặc điểm người thiểu số có năng lực nhận thức thấp hơn, có khó khăn trong tự đào tạo, tự nhận thức;
Quá trình đào tạo bồi dưỡng đảng viên là người dân tộc thiểu số bắt đầu từ việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, xác định nội dung đào tạo bồi dưỡng, hình thức đào tạo bồi dưỡng, kinh phí đào tạo bồi dưỡng, thời gian đào tạo bồi dưỡng, đối tượng đào tạo bồi dưỡng quá trình này gọi là quá trình lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để hiện thực hóa kế hoạch thành hiện thực chất lượng đảng viên mà chủ thể quản lý phát triển đảng viên mong muốn. Qúa trình đào tạo bồi đưỡng kết thúc ở khâu đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng về hiệu lực và hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng.
Về công tác đánh giá đảng viên là người dân tộc thiểu số
Trong quản lý nhân sự đánh giá sự thực hiện công việc là một trong những nội dung quan trọng nhằm tạo động lực hoạt động cho con người, tổ chức quản lý nhân sự có cơ sở để hoàn thiện công tác khen thưởng và kỷ luật cán bộ công chức, để phân loại và xếp hạng công chức. Đối với công tác quản lý phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số cũng tương tự, để phân loại đảng viên cần thực hiện công tác đánh giá đảng viên theo các tiêu chí khác nhau
Đánh giá xếp loại đảng viên là người dân tộc thiểu số là căn cứ vào tiêu chí đạt được của từng đảng viên nhằm xếp loại các đảng viên trong tổ chức đảng. Tiêu chí để đánh giá xếp loại đảng viên có nhiều, tiêu chí về phẩm chất đạo đức, về trình độ chính trị, về nhận thức và năng lực công tác, quan trọng là chi tiêu mức độ hoàn thành nhiệm vụ từ không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn hành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Chủ thể đánh giá đảng viên trước hết là Huyện ủy, có thể chi ủy chi bộ, Đảng ủy cấp cơ sở. Tham gia vào quá trình đánh giá đảng viên là người dân tộc thiểu số có thể là các tổ chức mà đảng viên tham gia như tổ chức Đoàn, hội, chính quyền và lấy ý kiến của người dân hay còn gọi là nơi cư trú theo Quy định 76-QĐ/TW.
Phương thức đánh giá đảng viên kết hợp cả theo định kỳ và theo đột xuất. Nên thu hút vào công tác đánh giá đảng viên là người dân tộc thiểu số nhiều thành phần theo nguyên tắc công khai, minh bạch. Kết quả đánh giá cần được công bố công khai trước đảng bộ, chi bộ để mọi đối tượng có thể giám sát kiểm tra có thế công tác đánh giá mới có ý nghĩa