Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển đảng viên của đảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 43 - 45)

viên của đảng bộ huyện

1.2.4.1. Yếu tố khách quan

- Đường lối, chính sách của Đảng về phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

- Môi trường và điều kiện sinh hoạt

Chất lượng đội ngũ Đảng viên bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do khách quan đem lại như điều kiện làm việc và môi trường làm việc. Ở đâu có sự quan tâm đầu tư vào cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện làm việc và có môi trường làm việc thuận lợi, quy chế dân chủ được thực hiện tốt, đội ngũ đảng viên có tinh thần đoàn kết, dân chủ tập thể thì ở đó đảng viên dân tộc thiểu số có động lực tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao rèn luyện và chăm sóc sức khỏe cả về mặt thể chất cũng như tinh thần một cách thường xuyên sẽ tạo động lực cho đảng viên tinh thần sáng tạo.

- Văn hóa địa phương

Nền văn hóa của một địa phương được kết tinh từ nhiều yếu tố như những giá trị, niềm tin, thói quen, phong tục tập quán truyền thống... Văn hóa địa phương tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp đến nâng cao chất lượng quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, hầu hết đội ngũ đảng viên là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng. Thực tế, ở đâu có truyền

thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao, có nguồn nhân lực trình độ cao nên sẽ tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ đảng viên có chất lượng, nhân dân cùng đoàn kết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có lối sống văn minh tiến bộ và phát triển thì sẽ tác động tích cực tới chất lượng hoạt động của bộ máy cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cũng như đội ngũ đảng viên dân tộc tại Đảng bộ. Ngược lại, ở đâu có thói quen, phong tục tập quán văn hóa lạc hậu, bảo thủ, cục bộ, địa phương, trông chờ, ỷ lại... sẽ là những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tác động đến việc quản lý, hiệu quả thực thi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, mất dân chủ, bè phái, gây cục bộ, chia rẽ, mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.

- Sự quan tâm và ý thức xã hội

Nếu được quan tâm của xã hội thì công tác phát triển đảng trong đồng bào dân tộc thiểu số thuận lợi và kết quả sẽ tốt hơn và ngược lại.

Nhận thức của đội ngũ đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nhận thức của đội ngũ đảng viên dân tộc thiểu số chính là nhân tố cơ bản và quyết định nhất đến chất lượng của mỗi đảng viên dân tộc tại Đảng bộ huyện bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người đảng viên nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, nâng cao chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có

thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ đảng viên, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, khi đảng viên còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Như vậy, nhận thức là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trong việc nâng cao chất lượng đảng viên dân tộc thiểu số cũng như các cấp khác trong bộ máy nhà nước hiện nay.

1.2.4.2. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại đảng bộ huyện. Yếu tố thuộc đảng bộ huyện, bao gồm: Nguồn lực của Đảng bộ về tài chính, về nhân lực và về các phương tiện làm việc của Đảng bộ huyện; Năng lực và phẩm chất của lãng đạo Đảng bộ; …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w