Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 54 - 56)

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên là một huyện vùng cao miền núi được tách ra từ 10 xã vùng cao của huyện Điện Biên theo Nghị định 59/NĐ-CP ngày 7/10/1995 của Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ 20/01/1996, hiện nay huyện gồm có 13 xã và 01 thị trấn. Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Điện Biên, có tọa độ địa lý từ 21003’ - 21044’ vĩ độ Bắc và 1030 06- 103044’ kinh độ Đông và có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên;

Phía Đông giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu của tỉnh Sơn La; Phía Tây Bắc giáp huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và Thành Phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên;

Phía Tây Nam và phía Nam giáp huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), huyện Sốp Cộp (tỉnh Sơn La).

2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Huyện có diện tích tự nhiên là 120.898 ha, độ cao trung bình từ 900 đến 1000 mét so với mực nước biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu; đồi núi chiếm 90% diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 10% diện tích đất tự nhiên; có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng nối tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La vì vậy Điện Biên Đông có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.1.3. Về khí hậu

- Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối không khí lớn: Không khí phía Bắc khô, lạnh và không khí phía Nam (vào các tháng 3, 4, 5) chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Nam khô và nóng ẩm, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân, vì vậy khí hậu ở đây được chia ra làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ và lượng nước bốc hơi thấp, mưa ít.

Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lượng mưa bình quân từ 1600 - 1700 mm/năm, cao nhất đạt 4.960 mm, thấp nhất ở mức 856 mm, lượng mưa chủ yếu tập trung trong các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% lượng mưa của cả năm.

- Nhiệt độ bình quân năm 220C, bình quân tháng nóng nhất 35,50C, nhiệt độ cao nhất lên tới 380C; bình quân tháng thấp nhất 15,10C, nhiệt độ thấp nhất âm 0,40C; biên độ chênh lệch ngày và đêm từ 100C đến 150C.

- Gió bão: Điện Biên Đông ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Hướng gió chủ đạo trong mùa nóng là gió Tây Nam và Đông Nam. Hướng gió chủ đạo trong mùa lạnh là gió Đông và Đông Bắc, thời gian xuất hiện gió khoảng 110 ngày/năm.

2.1.1.4. Về thủy văn

Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực của Sông Mê Công và Sông Mã, hệ thống sông suối tương đối dày, nguồn nước mặt khá dồi dào. Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên hệ thống sông suối rất dốc và lắm thác ghềnh. Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn: Sông Mã chảy qua các xã Phình Giàng, Háng Lìa, Mường Luân, Chiềng Sơ; suối Nậm Ngám chảy qua các xã Nong U và Pu Nhi. Với hệ thống sông suối dày đặc, độ

dốc lớn Điện Biên Đông có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện và thủy lợi: Thủy điện Na Phát xã Na Son đã xây dựng với công suất 200 KW, đặc biệt là thủy điện Sông Mã 3 được xây dựng trên dòng sông Mã tại vùng đất thuộc xã Phì Nhừ và xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông , tỉnh Điện Biên với công suất 29,5 MW; thủy lợi Nậm Ngám thuộc xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông diện tích tưới 1.200 ha cho diện tích đất sản xuất của huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w