Ảnh hưởng của TMĐT tử đến các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 38 - 40)

1.4.2.a. Ảnh hưởng của TMĐT đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thay đổi mô hình kinh doanh

Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh TMĐT hoàn toàn mới được hình thành.

Các doanh nghiệp thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống như: Ford Motor. com; Charles Schwab, IBM.com... Các doanh nghiệp theo đuổi mô hình kinh doanh mới tiêu biểu gồm: Dell.com, Amazon.com, Cisco.com,...

Các đặc điểm của môi trường kinh doanh mới:

- Môi trường “bất ổn” hơn do có nhiều vấn đề và cơ hội hơn; - Cạnh tranh mạnh mẽ hơn;

- Doanh nghiệp phải thường xuyên đưa ra các quyết định hơn; - Phạm vi ra quyết định là lớn hơn;

- Cần nhiều thông tin kiến thức cho việc thực hiện quyết định.

38

Ảnh hưởng đến hoạt động Marketing

Đối với hoạt động nghiên cứu thị trường. Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường, một mặt tạo ra các hình thức, phương pháp mới giúp nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên sâu cá nhân được thực hiện trực tuyến qua Internet, hoạt động khảo sát bằng bảng hỏi qua các công cụ khảo sát trực tuyến như Google form, SurveyMonkey vô cùng tiện lợi, nhanh chóng và chính xác hơn.

Đối với việc hiểu hành vi khách hàng. Hành vi khách hàng trong TMĐT thay đổi nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án mua hàng, hành động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet. Nếu như trước đây, mô hình AIDA (Awareness → Interest → Desire → Action) được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để hoạch định chiến lược truyền thông marketing, thì trong môi trường Internet mô hình AISAS (Attention → Interest → Search → Action → Share) được sử dụng phổ biến hơn.

Đối với phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Các tiêu chí để phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, trình độ, thu nhập, vùng địa lý... được bổ sung thêm bởi các tiêu chí đặc biệt khác của TMĐT như mức độ sử dụng Internet mỗi ngày, tần suất và thời gian truy cập website, lại thiết bị sử dụng để truy cập Internet, hay những người đã thích trang (like fanpage)...

Về định vị thương hiệu trong TMĐT. Các tiêu chí định vị cũng thay đổi từ giá rẻ nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm những tiêu chí của riêng của TMĐT như nhiều sản phẩm nhất (Amazon.com), cá nhân hóa nhu cầu khách hàng (Dell.com), hay các nền tảng có “bầu không khí web” sôi động nhất...

Đối với marketing hỗn hợp. Các công cụ marketing hỗn hợp gồm sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến thương mại đều có những thay đổi trong TMĐT: Các sản phẩm có thể số hóa hoàn toàn hoặc một phần, xu hướng sản phẩm do người mua thiết kế ngày càng phổ biến; Cơ chế giá động gồm đấu giá, giá phân biệt theo giờ, giá phân biệt theo khu vực địa lý….; Các thuật toán về phân phối cho phép khách hàng lựa chọn những gì là phù hợp với họ về thời gian, chi phí và cách thức phân phối sản phẩm từ người bán đến với mình; Các website cá nhân hóa theo người dùng, tối ưu công cụ tìm kiếm trong quảng cáo, Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội, quản trị quan hệ khách hàng trực tuyến với các “nhân viên ảo” sử dụng công nghệ AI… đều là những biểu hiện mới trong TMĐT.

Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Trong TMĐT, các mô hình sản xuất có thể thay đổi từ sản xuất hàng loạt chuyển thành sản xuất đúng lúc và sản xuất đáp ứng đơn hàng. Khách hàng giờ đây có thể đặt hàng theo nhu cầu, tự thiết kế, lựa chọn các chức năng của sản phẩm, thời gian ra đời sản phẩm vì thế mà có thể rút ngắn được. Các sàn TMĐT B2B cho phép một doanh nghiệp đặt mua từ nhiều nhà sản xuất những thành phần khác nhau cho một giải pháp kinh doanh cụ thể của mình. Nếu như trước đây thanh toán trực tuyến chưa phát triển là một rào cản giữa người bán và người mua thì hiện nay các dịch vụ Internet banking, thanh toán qua ví điện tử trở nên phổ biến tạo cơ hội cho giao dịch giữa người bán và người mua diễn ra nhanh chóng. Hoạt động ngoại thương có những bước thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của TMĐT, từ việc mở rộng khả năng giao tiếp, kết nối với các đối tác kinh doanh, đến việc giao kết hợp đồng, kiểm soát

39 tiến độ sản xuất đều có thể thực hiện trên phạm vi toàn cầu.

Ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp

Việc thừa nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán mới như tiền điện tử sẽ làm cho hoạt động hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi. Chấp nhận tiền điện tử trong thanh toán cũng đồng nghĩa với việc phải đảm bảo thông lệ và luật pháp quốc tế về vấn đề này. Việc triển khai các giải pháp thanh toán trực tuyến giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và đẩy nhanh tốc độ giao dịch.

1.4.2.b. TMĐT và sự phát triển của chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử là việc ứng dụng ICT để các cơ quan của chính phủ từ trung ương và địa phương đổi mới, làm việc có hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước. Các giao dịch điện tử với chính phủ như C2G, G2C, G2G, B2G và G2B có thể được phân loại thành các giao dịch thương mại và phi thương mại.

- Các giao dịch mang tính thương mại gồm: hoạt động xác nhận danh tính (hộ chiếu, căn cước công dân...), cấp giấy phép (bằng lái xe ...)

- Các giao dịch phi thương mại gồm: thông tin công cộng (kết quả nghiên cứu khoa học, thống kê, thông tin y tế trực tuyến...), thuận lợi hóa việc thanh toán (nộp phạt, nộp tờ khai thuế...).

Khi các giao dịch điện tử liên quan đến chính phủ được cải thiện hiệu quả thì các mục tiêu sau đây sẽ có cơ hội đạt được:

- Tạo môi trường kinh doanh tốt hơn;

- Cải thiện phương thức giao dịch và cung ứng dịch vụ công;

- Tăng cường sự điều hành có hiệu quả của chính phủ và sự tham gia rộng rãi của người dân;

- Nâng cao năng suất và tính hiệu quả của các cơ quan chính phủ; - Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 38 - 40)