Dự án và quản lý dự án phát triển hệ thống TMĐT

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 137 - 140)

5.1.2.a. Những khái niệm cơ bản

Theo cách tiếp cận về dự án của Viện Quản lý dự án Mỹ (PMI), một dự án phát triển

hệ thống TMĐT là một nhiệm vụ tạm thời được thực hiện để tạo ra hệ thống TMĐT của doanh nghiệp (hệ thống mới hoặc nâng cấp tùy theo mục tiêu của dự án).

Quản lý dự án phát triển hệ thống TMĐT là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã xác định về kỹ thuật và chất lượng của hệ thống TMĐT.

136

dự án hay giám đốc dự án. Nhiều công ty còn có thêm chức danh khác nữa là điều phối dự

án. Người giúp đỡ và hỗ trợ thực hiện các công việc quản lý dự án được gọi là trợ lý dự án.

Nếu chương trình có nhiều dự án thì người đứng đầu mỗi dự án là giám đốc dự án, đứng đầu

điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ chương trình là giám đốc chương trình. Người

quán xuyến các hoạt động và điều hành chúng là giám đốc điều hành chương trình. Người

phụ trách một phần công việc cho giám đốc điều hành được gọi là phó giám đốc phát triển

chương trình.

5.1.2.b. Các mục tiêu quản lý dự án

Ba mục tiêu cơ bản của quản lý dự án phát triển hệ thống TMĐT (sau đây gọi chung

là dự án) là hoàn thành công việc dự án theo ba chiều thời gian, phạm vichi phí.

Hình 5. 3 “Tam giác mục tiêu” của quản lý dự án

Hiển nhiên ai cũng có thể cho rằng các mục tiêu của dự án trên các khía cạnh là có tầm quan trọng như nhau. Đôi khi, một số khía cạnh được cho là có tầm quan trọng cao hơn và cần được quan tâm nhiều hơn, đương nhiên sẽ có ảnh hưởng đến các khía cạnh khác. Chẳng hạn nếu muốn thời gian của dự án ngắn thì chi phí của dự án sẽ phải tăng lên hoặc phạm vi của dự án phải giảm đi. Sự bù trừ giữa các mục tiêu của dự án phải được quản lý cụ thể và cẩn thận. Mục tiêu nào được ưu tiên hơn sẽ được doanh nghiệp (người dùng) xác định và thông báo cho (nhà phát triển) nhóm dự án để thực hiện.

137 Từ ba mục tiêu quản lý dự án ban đầu (thường được gọi là tam giác mục tiêu), với sự phát triển ngày càng cao đối với hoạt động quản lý dự án và sự gia tăng các chủ thể gồm nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn… thì các mục tiêu này cũng thay đổi theo hướng gia tăng về lượng và về chất, phát triển thành năm hoặc sáu mục tiêu.

5.1.2.c. Các nền tảng của quá trình quản lý dự án phát triển hệ thống TMĐT

Quản lý dự án phát triển hệ thống TMĐT được thực hiện dựa trên các nền tảng sau: - Lập kế hoạch, bao gồm: Xác định các yêu cầu; Xác định các tài nguyên; Lựa chọn chu trình phát triển của dự án; Xác định chiến lược cho các đặc tính của hệ thống TMĐT.

- Theo dõi các công việc thực hiệnvề các khía cạnh:Chi phí; Công thực hiện; Lịch thực hiện; So sánh năng suất làm việc theo kế hoạch với thực tế; Xử lý các trường hợp công việc của dự án không theo đúng kế hoạch.

- Các nền tảng về kỹ thuật phát triển một dự án, bao gồm các giai đoạn: Xác định yêu cầu; Phân tích; Thiết kế; Xây dựng; Đảm bảo chất lượng; Triển khai hệ thống TMĐT. Tất cả các dự án được chia thành các giai đoạn phát triển hay các pha. Các giai đoạn gộp với nhau tạo thành một chu trình phát triển của dự án.

Các nội dung chính của quản lý dự án phát triển hệ thống TMĐT bao gồm:

- Quản lý phạm vi thực hiện của dự án;

- Quản lý về mặt thời gian;

- Quản lý về chi phí;

- Quản lý về chất lượng;

- Quản lý về tài nguyên con người;

- Quản lý rủi ro;

- Quản lý mua bán;

- Quản lý về giao tiếp truyền thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.2.d. Xác định yêu cầu của hệ thống TMĐT

Yêu cầu (Requirement) đơn giản là những phát biểu về những gì mà hệ thống phải làm hay đặc trưng nào mà hệ thống phải có. Trong pha xác định yêu cầu, các yêu cầu của hệ thống TMĐT được thể hiện theo quan điểm của người sử dụng nghiệp vụ và tập trung vào “cái gì” mà hệ thống có thể thực hiện. Các yêu cầu này tập trung vào các nhu cầu của người sử dụng

nghiệp vụ nên thường được gọi yêu cầu nghiệp vụ (Business requirement) hay yêu cầu của

người sử dụng (User requirement).

Các yêu cầu nghiệp vụ thường sẽ được tiến hóa thành những biểu diễn có kỹ thuật hơn để mô tả yêu cầu hệ thống theo quan điểm của người phát triển và các thể hiện yêu cầu mới

này thường được gọi là yêu cầu hệ thống (System requirement). Cần nhấn mạnh rằng không

có một ranh giới rõ ràng nào giữa yêu cầu nghiệp vụ và yêu cầu hệ thống nên một số nhà phát triển không phân biệt khi sử dụng những khái niệm này. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải chú ý rằng yêu cầu là những phát biểu về những gì mà hệ thống phải thực hiện và tiến hóa theo thời gian. Sự tiến hóa có thể xuất phát từ các phát biểu chi tiết về các chức năng nghiệp vụ mà hệ thống cần phải có đến các phát biểu chi tiết về mặt kỹ thuật các chức năng sẽ được cài đặt trong hệ thống mới.

Các yêu cầu hệ thống thường được chia làm hai nhóm: yêu cầu chức năngyêu cầu

138 mà hệ thống cần phải xử lý hay thông tin mà hệ thống cần lưu trữ. Yêu cầu phi chức năng (Nonfunctional requirement) liên quan đến các tính chất của hành vi mà hệ thống phải có như khả năng truy nhập hệ thống qua các trình duyệt web khác nhau, hay hỗ trợ việc sử dụng video để quảng cáo. Yêu cầu phi chức năng chủ yếu được sử dụng trong pha thiết kế, khi cần đưa ra quyết định về giao diện người dùng, các phần cứng và phần mềm cần hỗ trợ hay có liên quan, và kiến trúc vật lý cơ sở cho hệ thống.

Bảng 5. 3 Ví dụ về yêu cầu phi chức năng của hệ thống TMĐT Yêu cầu phi

chức năng

Mô tả Ví dụ

Thao tác Môi trường kỹ

thuật và vật lý mà hệ thống sẽ hoạt động

- Hệ thống có thể tích hợp với HTTT quản lý hiện thời

- Hệ thống có thể hoạt động với các trình duyệt web

khác nhau

- Hệ thống phải tối ưu hóa mobi

Hiệu năng Tốc độ, khả

năng và độ tin cậy của hệ thống

- Tương tác giữa người dùng và hệ thống không nên

vượt quá 2 giây

- Cơ sở dữ liệu của hệ thống TMĐT phải cập nhật theo

thời gian thực, đặc biệt là dữ liệu tồn kho

- Hệ thống cần sẵn sàng phục vụ người dùng bất kỳ lúc

nào

Bảo mật Ai có quyền truy

nhập hệ thống cho một số chức năng nào đó?

- Chỉ giám đốc mới có quyền xem hồ sơ cá nhân của

nhân viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách hàng chỉ có thể xem lịch sử đặt hàng khi đăng

nhập bằng tài khoản của họ Văn hóa và

chính trị

Các yếu tố văn hóa, chính trị và các yêu cầu luật pháp ảnh hưởng đến hệ thống

- Hệ thống có thể phân biệt các loại tiền tệ khác nhau

- Chính sách công ty chỉ cho phép làm điều này mà

không làm điều kia

- Quản lý bán hàng khu vực (tỉnh) được quyền địa

phương hóa giao diện

- Hệ thống phải tương thích với chuẩn của các đối tác

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 137 - 140)