Hạ tầng nhân lực cho TMĐT

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 48 - 49)

So với nhiều hoạt động kinh tế thì TMĐT còn rất non trẻ. Chính vì lẽ đó mà xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT là rất cần thiết. Nguồn nhân lực cho lĩnh vực TMĐT đòi hỏi không chỉ nắm vững kiến thức về kinh tế mà còn cần phải nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin.

Hạ tầng nguồn nhân lực là một trong bốn chỉ số làm trụ cột tạo nên chỉ số TMĐT do Hiệp hội TMĐT Việt Nam công bố trong năm 2019 và các năm trước đó. Theo đó, hạ tầng nguồn nhân lực công nghệ thông tin được xây dựng dựa trên nhóm các chỉ số thành phần bao gồm: khả năng đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp trong lĩnh vực TMĐT; tính thuận tiện trong quá trình tuyển dụng nhân sự cũng như cơ cấu trong việc đầu tư nhân sự lĩnh vực TMĐT ra sao; mức độ lao động thường xuyên sử dụng e-mail hay các công cụ hỗ trợ khác trong công việc.

Hộp 1.5. Lao động chuyên trách về TMĐT

Nguồn nhân lực về TMĐT (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao) vẫn đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm chú trọng để phát triển, do đặc thù của TMĐT nên đòi hỏi nhóm lao động chuyên trách nay vừa có kiến thức về công nghệ lại phải hiểu biết về thương mại để nắm bắt kịp thời các xu hướng mới ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Năm 2018 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về TMĐT không thay đổi nhiều so với các năm trước và thậm chí có giảm đôi chút (năm 2018 có 28% doanh nghiệp cho biết có lao động chuyên trách về TMĐT và giảm 2% so với năm 2017).

48 điển hình hiện nay là tỷ lệ lao động chuyên trách trong các doanh nghiệp lớn thì tăng hơn so với năm trước (tăng từ 42% năm 2017 lên 45% năm 2018) và trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lại giảm đi (từ 29% năm 2017 xuống còn 26% năm 2018). Vô hình chung có thể thấy xu hướng nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đảm nhiệm nhiều vai trò hơn nữa thay vì chỉ tập chung một chuyên môn như trước.

Lĩnh vực giải trí có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao nhất (chiếm tới 49%), tiếp theo đó là hai lĩnh vực gồm CNTT - Truyền thông và Y tế - Giáo dục - Đào tạo đều có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT là 45%. Xây dựng vẫn là nhóm doanh nghiệp có tỷ lệ lao động chuyên trách thấp nhất (chiếm 20% và giảm đôi chút so với năm trước). Khảo sát qua các năm cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về TMĐT và công nghệ thông tin vẫn dao động trên dưới 30% và không có sự thay đổi lớn (năm 2018 có 28% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này, năm 2017 là 31% và năm 2016 là 29%). Trong số đó thì kỹ năng khai thác và sử dụng các ứng dụng TMĐT đang được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất và cũng gặp khó khăn lớn nhất trong quá trình tuyển dụng (49% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn về việc tuyển dụng nhân sự có kỹ năng này), tương tự với các kỹ năng khác như sau:

- Kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thường của máy vi tính: 40%

- Kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch TMĐT: 45% - Kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu: 42%

- Kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến: 28% - Kỹ năng tiếp thị trực tuyến: 35%

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT: 43%.

[Hiệp hội TMĐT Việt Nam, Báo cáo chỉ số TMĐT 2019]

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 48 - 49)