Một số mô hình TMĐT khác

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 54)

Mô hình TMĐT xã hội (Social e-commerce). Đây là mô hình có sự tham gia và hậu thuẫn từ các thành viên tham gia mạng xã hội và các quan hệ xã hội được hình thành qua mạng. Mô hình thường được nhắc đến là Facebook. Sự tăng trưởng của mô hình TMĐT xã hội cần nhiều đến sự đóng góp của một số nhân tố, bao gồm sự tham gia đông đảo của thành viên cộng đồng, việc chia sẻ tài nguyên trong hệ thống mạng lưới, việc tích hợp các công cụ mua bán và điều tra xã hội...

Mô hình TMĐTdi động (Mobile e-commerce). Là khái niệm đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng cùng với sự ra đời và phát triển của thế hệ điện thoại di động thông minh (Smart phone) và các thiết bị di động (Mobile device). Thông qua việc sử dụng các thiết bị không dây, hỗ trợ người dùng kết nối mạng, tiến hành giao dịch trực tuyến, mô hình TMĐT di động đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Mô hình TMĐT địa phương / địa điểm (local e-commerce). Là mô hình TMĐT tập trung vào đối tượng khách hàng phân bổ theo vị trí lưu trú hiện tại. Đây là hình thái TMĐT mà trong đó các nhà cung cấp tại địa phương sẽ chủ động tiến hành các nghiệp vụ marketing trực tuyến nhằm hướng khách hàng vào hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại chính các cửa hàng tại địa phương đó.

CÂU HỎI CHƯƠNG 1

[1]. Trình bày khái niệm TMĐT?

[2]. Trình bày các phương tiện thực hiện TMĐT? [3]. Trình bày các hoạt động cơ bản trong TMĐT? [4]. Trình bày các vấn đề chiến lược trong TMĐT [5]. Phân tích đặc điểm của TMĐT

[6]. Trình bày các loại hình TMĐT?

[7]. Trình bày lợi ích và hạn chế của TMĐT?

[8]. Phân tích sự phát triển của TMĐT và ảnh hưởng của TMĐT đến các lĩnh vực khác. Lấy ví dụ minh họa.

54 [10]. Trình bày hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông?

[11]. Trình bày hạ tầng thanh toán điện tử?

[12]. Trình bày hạ tầng an toàn thông tin cho TMĐT? [13]. Trình bày hạ tầng nhân lực cho TMĐT?

[14]. Trình bày hạ tầng dịch vụ phân phối?

[15]. Trình bày khái quát các mô hình kinh doanh TMĐT. Với mỗi mô hình chỉ ra một website hoạt động theo mô hình đó?

[16]. Trình bày mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)? [17]. Trình bày mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)?

[18]. Trình bày mô hình TMĐT giữa cá nhân và cá nhân (C2C) và mô hình TMĐT giữa cá nhân và doanh nghiệp (C2B)?

[19]. Trình bày mô hình TMĐT giữa Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) và Chính phủ với cá nhân (G2C)?

[20]. Trình bày mô hình Peer to Peer?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

[1]. Nguyễn Văn Hồng và Nguyễn Văn Thoan, Giáo trình TMĐT căn bản, NXB Bách Khoa – Hà Nội, 2013

[2]. Nguyễn Văn Hùng (chủ biên), TMĐT - cẩm nang, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh 2013 [3]. Lê Quân & Hoàng Văn Hải, Giáo trình quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại, NXB Thống Kê, 2010

[4]. Thái Thanh Sơn và Thái Thanh Tùng, TMĐT trong thời đại số, NXB Thông tin và Truyền thông, 2017

[5]. Bernd W. Wirtz, Digital Business Models, Concepts, Models, and the Alphabet Case Study, Springer, 2019

[6]. Kenneth C. Laudon Carol Guercio Traver, E-commerce - business. technology. society, 10th, PEASON 2014

[7]. Andreas Meier & Henrik Stormer, eBusiness & eCommerce - Managing the Digital Value Chain, Springer, 2009

[8]. Dave Chaffey, E-business and E-commerce Management: Strategy, Implementation and Practice – 6th, Pearson Education, 2015

[9]. Damian Ryan, Understanding Digital Marketing - Marketing strategies for engaging the digital Generation - Third edition, Kogan Page Limited, 2014

[10]. Arch G. Woodside & Peter J. LaPlaca, Handbook of Strategic e-Business Management, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 2014.

55

CHƯƠNG 2. GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 2.1 HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.a. Khái niệm hợp đồng điện tử

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”–theo điều 385 Bộ luật Dân sự (2015).

Luật Thương mại quy định hai loại hợp đồng gồm hợp đồng mua bán hàng hoá, và

hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử (2005):

- Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dịch điện tử.

- Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

- Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

- Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

Hợp đồng điện tử cũng giống như hợp đồng truyền thống về chức năng, nội dung và giá trị pháp lý, điểm khác biệt nổi bật là hình thức thể hiện và và phương thức ký kết hợp đồng.

Luật mẫu về TMĐT UNCITRAL năm 1996 có quy định: “Về hình thức hợp đồng, trừ khi các bên có quy định khác, chào hàng và chấp nhậnchào hàng có thể được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu. Khi thông điệp dữ liệuđược sử dụng để hình thành hợp đồng, hợp đồng đó không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì nó được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu”.

Luật Giao dịch điện tử Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc đều không phân biệt hợp đồng điện tử có tính chất thương mại và hợp đồng điện tử không có tính chất thương mại. Hợp đồng điện tử được ký kết từ mức độ đơn giản (như mua sách trực tuyến) đến mức độ phức tạp (như mua dây truyền sản xuất qua Internet). Dù ở cấp độ nào, thương mại hay phi thương mại thì hợp đồng điện tử trước hết vẫn là hợp đồng với các nội dung cơ bản như hợp đồng truyền thống.

2.1.1.b. Đặc điểm của hợp đồng điện tử

Ngoài các điểm chung thì có sự khác biệt nhất định giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống về một số vấn đề sau:

- Về chủ thể tham gia vào giao kết hợp đồng điện tử: ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết như trong thương mại truyền thống là người bán và người mua đã xuất hiện bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử, đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời cũng có thể đóng vai trò

56 trong việc xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.

- Về nội dung của hợp đồng:

o Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu chính), hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, đại chỉwebsite, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu.

o Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử, ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng.

o Các quy định về chữ ký điện tử hay các cách thức khác như mật khẩu, mã số…để xác định được thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

o Các thỏa thuận về thanh toán cũng thường được xác định thực hiện thông qua phương tiện điện tử (thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử…)

- Về quy trình giao kết: đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống. Hợp đồng điện tử được giao kết bằng phương tiện điện tử và được ký bằng chữ ký điện tử, vì thế việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở khó khăn hơn so với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi” và “nhận” một thông điệp điện tử (chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trường điện tử.

- Về sự điều chỉnh dưới góc độ pháp luật: các hợp đồng điện tử chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, ngoài ra còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về hợp đồng điện tử như luật về giao dịch điện tử, luật về giao kết hợp đồng điện tử, luật về TMĐT và luật về chữ ký điện tử…

2.1.1.b. Phân loại hợp đồng điện tử

Hợp đồng truyền thống được đưa lên web

Một số hợp đồng truyền thống đã được sử dụng thường xuyên và chuẩn hóa về nội dung, do một bên soạn thảo và đưa lên website để các bên tham gia ký kết. Hợp đồng điện tử loại này thường được sử dụng trong một số lĩnh vực dịch vụ có độ đồng nhất cao như viễn thông, internet, điện thoại, du lịch, vận tải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng… Các hợp đồng được đưa toàn bộ nội dung lên web và phía dưới thường có nút “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” để các bên tham gia lựa chọn và xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng.

Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động

Đây là hình thức hợp đồng điện tử được sử dụng phổ biến trên các website TMĐT bán lẻ (B2C), điển hình như: Amazon.com, Tiki.com, Thegioididong.com.vn… Trong hình thức hợp đồng này, người mua tiến hành các bước tuần tự đặt hàng trên website của người bán theo quy trình đã được tự động hóa. Quy trình này thông thường gồm các bước từ tìm kiếm sản phẩm, lựa chọn, đặt hàng, tính giá, chọn hình thức giao hàng, thanh toán, xác nhận hợp đồng… Đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng điện tử này là nội dung hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động. Máy tính tự tổng hợp nội dung và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin do người mua nhập vào. Một số giao dịch điện tử kết thúc bằng hợp đồng, một số khác kết thúc bằng đơn đặt hàng điện tử. Cuối quá trình giao dịch, hợp đồng điện tử được tổng hợp và hiển thị để người mua xác nhận sự đồng ý với các nội dung của hợp đồng. Sau đó, người bán sẽ được thông báo về hợp đồng và gửi xác nhận đối với hợp đồng đến người mua qua nhiều hình thức truyền thông khác nhau.

57 Trong các giao dịch TMĐT B2B, nội dung hợp đồng thường phức tạp hơn và có sự đàm phán giữa hai bên. Vì thế các hợp đồng sẽ được thiết kế bao gồm phần ngôn ngữ mà các bên có thể đọc được bằng ngôn ngữ thông thường và phần dữ liệu cho máy tính, điển hình là

ngôn ngữ định dạng văn bản EML (Extensible markup language) và ngôn ngữ định dạng văn bản cho giao dịch điện tử ebXML (Electronic business extensible markup language).Ngôn ngữ định dạng văn bản có thể cho phép tạo lập hợp đồng điện tử theo các loại cấu trúc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hợp đồng tiêu chuẩn (Standard contract clauses): tong hợp đồng này có các điều khoản có thể sử dụng lại mà không cần thay đổi.

Hợp đồng mẫu (Contract templates): loại hợp đồng này chỉ có một số điều khoản còn một số mục để trống, nên chúng không được coi là sản phẩm cuối cùng để ký hợp đồng mà các bên phải thảo luận và kết cấu lại.

Những ưu điểm khi sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản (XML) có thể kể đến như: - XML là dạng văn bản được tiêu chuẩn hóa và có ứng dụng độc lập;

- Hợp đồng điện tử có thể trao đổi với nhau;

- Cho phép tự động xử lý dữ liệu và tính hiệu lực của hợp đồng; - Văn bản XML có thể chuyển đổi thành định dạng đầu ra khác; - Các bộ phận của hợp đồng có thể tái sử dụng.

Một đặc điểm cốt yếu của hợp đồng là có chữ ký của từng đối tượng tham gia hợp đồng, trong hợp đồng điện tử thì chữ ký điện tử có thể sử dụng với chức năng tương đương. Năm 2002, tổ chức W3C (World Wide Web Consortium) công bố tiêu chuẩn chữ ký XML để cho phép bất kỳ văn bản XML nào cũng có thể ký bằng chữ ký điện tử. Sử dụng tiêu chuẩn này (thường gọi là tiêu chuẩn chữ ký W3C), một phần hoặc toàn bộ văn bản XML được có thể được ký bằng kỹ thuật số. Thực chất, chữ ký điện tử là một văn bản XML độc lập có thể chèn vào văn bản bất ký cần ký.

Hợp đồng thông minh ứng dụng blockchain (Smart contract)

Ứng dụng quan trọng hàng đầu của blockchain là hợp đồng thông minh, là kỹ thuật mã hóa hợp đồng giữa các chủ thể với nhau, rồi lưu trữ trên blockchain, sau đó hợp đồng sẽ tự động thực hiện. Hợp đồng thông minh là một kỹ thuật mang tính cách mạng có khả năng áp dụng vào tất cả các giao dịch trong đó có giao dịch TMĐT.

2.1.2. Giao kết hợp đồng điện tử

2.1.2.a. Khái niệm giao kết hợp đồng điện tử

Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

2.1.2.b. Qui trình giao kết hợp đồng điện tử

Qui trình giao kết chung

Có năm bước cơ bản trong quy trình giao kết hợp đồng điện tử, bao gồm: Bước 1. Ghi nhận chính thức các chức danh tham gia giao kết;

Bước 2. Quản lý hành chính và điền dữ liệu trực tuyến vào các điều khoản trong hợp đồng;

Bước 3. Thống nhất các quyền lợi và nghĩa vụ;

58 Bước 5. Giám sát việc thực hiện các điều khoản hợp đồng.

Các dịch vụ hỗ trợ cho hợp đồng điện tử

Để hiện thực hóa tiềm năng của quá trình giao kết hợp đồng trực tuyến, một hợp đồng điện tử phải bao gồm các loại dữ liệu trả lời được các câu hỏi sau: Các bên tham gia hợp đồng là ai? Nội dung thỏa thuận là gì? Hợp đồng điện tử sẽ được hiện thực hóa như thế nào? Điều kiện pháp lý căn bản nào được áp dụng? Để trả lời các câu hỏi này sẽ có các dịch vụ hỗ trợ cho hợp đồng điện tử, đề cập dưới dây:

- Dịch vụ xác định các đối tác tham gia hợp đồng: để đáp ứng nhu cầu này cần có các website hoặc các tổ chức phát hành thẻ căn cước điện tử cho các cá nhân và tổ chức. Để phát hành chứng thực điện tử, đơn vị chứng thực phải có các tài liệu nhận dạng người tham gia ký kết hợp đồng (Vd:: căn cước công dân, hộ chiếu), cũng như phải trực tiếp gặp họ. Việc xác minh tư cách tham gia của các giao dịch đảm bảo rằng các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường điện tử tồn tại trong thế giới thực và có tư cách pháp nhân rõ ràng.

- Dịch vụ xác nhận nội dung hợp đồng: dịch vụ này cung cấp một sự kiểm tra tính hợp lý trong kết cấu của hợp đồng, có thể chỉ ra rủi ro của hợp đồng và đề xuất các phương án thay đổi phù hợp. Dịch vụ xác nhận tính hợp lệ của nội dung hợp đồng có thể được thực hiện thông qua chương trình phần mềm hoặc thông qua các website.

- Dịch vụ thương lượng: chức năng của dịch vụ có thể hỗ trợ các thành viên trong quá trình thương thảo các điều khoản hợp đồng. Các hệ thống trợ giúp thương lượng trực tuyến tạo nên môi trường thương lượng hợp tác thông qua các công cụ giao tiếp đa phương tiện. Tùy thuộc vào năng lực của các hệ thống phần mềm mà có thể đưa ra các giải pháp đề xuất và tối ưu hóa các điều khoảng chung đã được thỏa thuận trước.

- Dịch vụ lưu trữ: dịch vụ lưu trữ sẽ phân loại các phiên bản hợp đồng khác nhau và đảm bảo an toàn cho kết quả của quá trình thương lượng, bao gồm cả việc kết thúc quá trình thương lượng và thủ tục hành chính, hay mô tả tình trạng hợp đồng. Dịch vụ thương lượng cho phép so sánh giữa chào hàng của bên cung cấp với nhu cầu của khách hàng, hoặc có thể mở rộng sang cả đấu thầu trực tuyến, hoặc các phần mềm chuyên dụng hơn để thương lượng mở rộng.

- Dịch vụ kiểm tra giám sát thực hiện hợp đồng: trong giai đoạn thực thi, các dịch vụ này có thể giám sát thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán.

- Dịch vụ đảm bảo thực hiện hợp đồng: nếu một bên không hoàn thành các nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 54)