Nội dung và công cụ nghiên cứu người tiêu dùng trực truyến

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 90 - 91)

Những câu hỏi đặt ra khi nghiên cứu người tiêu dùng trực tuyến bao gồm: - Đặc điểm của người tiêu dùng trực tuyến, về qui mô và xu hướng hành vi?

- Những ai sẽ là khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp TMĐT? Doanh nghiệp TMĐT nên hướng tới phân khúc khách hàng rộng lớn hay phân khúc hẹp?

- Nhu cầu của tập khách hàng tiềm năng là gì? Mức độ nhận biết, ưa thích, sẵn sàng mua của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào? Điều gì là quan trọng khiến khách hàng lựa chọn và trung thành với doanh nghiệp này này thay vì doanh nghiệp khác?

- Những vấn đề không phải là các yếu tố truyền thống cần tính đến đối với doanh nghiệp TMĐT gồm: Khách hàng đã sẵn sàng trực tuyến hay sẽ nhanh chóng sẵn sàng trực tuyến hay chưa? Khách hàng đã có và đã sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử để mua hàng hay chưa? Mức độ sẵn sàng cho thanh toán điện tử của khách hàng như thế nào? Tỷ lệ giao dịch hay chi tiêu cho mua hàng trực tuyến trên tổng số giao dịch hay chi tiêu chung của

CR=5/2.000= 0,0025

NTD tiềm năng (Online consumer) 200

Khách hàng – Nhà sản xuất

(Prosumer) 20

Người mua trực tuyến

(Online buyer) 5

Khách hàng

trung thành (Key

online customer) 2

Người lướt web (Online) 2.000

89 khách hàng là bao nhiêu?...

Trong thực hành marketing điện tử, các doanh nghiệp có thể nhận được những kết quả chính xác về thị trường – khách hàng mục tiêu thông qua các nền tảng sau:

Mạng xã hội (Vd:Facebook): Bất kể doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì, chỉ cần

mô tả chi tiết đối tượng khách hàng tiềm năng trong phần chọn mục tiêu quảng cáo, Facebook sẽ cho kết quả chính xác có tổng cộng bao nhiêu người thỏa mãn các tiêu chí đã đặt ra.

Công cụ tìm kiếm (Vd: Google Trend): Google Trend cung cấp lượng tìm kiếm trên

hệ thống của Google đối với một từ khóa bất kỳ theo thời gian. Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thấy được xu hướng tăng trưởng và tính thời vụ của thị trường, đồng thời cũng có thể so sánh được qui mô thị trường giữa các sản phẩm với nhau.

Các công cụ Marketing chuyên sâu (Vd:Ahrefs.com; Google Keyword Planner;

KeywordTool.io…): Tính chuyên nghiệp của các công cụ này thể hiện ở chỗ nó có khả năng

lập danh sách các từ khóa được người dùng tìm kiếm trên nhiều nền tảng khác nhau như Google, Youtube, Amazon.... Thống kê số lượng tìm kiếm của từng từ khóa cụ thể, người làm Marketing điện tử có thể hình dung ra qui mô thị trường chính và các thị trường ngách.

Các báo cáo thống kê chuyên ngành: Các báo cáo này có tính chuyên môn cao, luôn

cập nhật và thường miễn phí. Các báo cáo chuyên ngành thường đến từ các công ty chuyên nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới như AC Nielsen, eMarketerhay các báo cáo theo từng chuyên ngành do Google, Facebook thực hiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử căn bản (Trang 90 - 91)