Cày đĩa và phạm vi sử dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 39 - 40)

Cày đĩa, bừa đĩa, máy xới loại đĩa có thể được goi chung là máy làm đất loại đĩa. Về cấu tạo và nguyên tắc làm việc chúng có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Ở phần này sẽ giới thiệu những đặc điểm đặc trưng của máy cày đĩa, còn những điểm chung sẽ được trình bày trong phần máy bừa đĩa.

Cày đĩa thích hợp với loại đất có độ chặt trung bình, nhẹ, có rễ cây cỏ, có thể cày sâu tới 30cm.

Cày đĩa có hai loại: loại mỗi đĩa lắp ở một trục và loại tất cả các đĩa lắp vào cùng một trục. Một cày đĩa có thể có (2), (3) đĩa đến (7), (8) đĩa; cày đĩa có thể là loại móc cũng có thể là loại treo.

Bộ phận làm việc của cày đĩa là những đĩa chỏm cầu bằng thép, được mài sắc ở mép đĩa.

Các thông số cấu tạo đĩa là bán kính hình cầu R tạo nên đĩa chỏm cầu, đường kính d của hình tròn cạnh sắc của đĩa - nằm trong mặt phẳng cạnh sắc, bề dày của đĩa và góc sắc mép đĩa.

Cạnh sắc của đĩa cày lăn theo phương y lệch đi so với phương chuyển động của cày một góc  (hình 3.15) gọi là góc tiến của cày,  = 30  450. Mặt phẳng đĩa (mặt phẳng cạnh sắc) nghiêng so với phương thẳng đứng z một góc  gọi là góc đặt của đĩa (hình 3.14). Đối với cày mỗi đĩa một trục  = 0  200, đối với cày các đĩa lắp trên một trục  = 00.

Tuỳ theo độ cày sâu yêu cầu và tính chất của đất (nặng, trung bình, nhẹ) mà các thông số trên thay đổi cho phù hợp.

Thông thường khi cày tương đối sâu thì đường kính đĩa có thể đến 600  800mm và số lượng đĩa của một cày không nhiều (chừng 3  4 đĩa). Khi thiết kế cày có các thông số  và  thì người ta cấu tạo mỗi đĩa một trục riêng lắp vào một trụ riêng.

Hình 3.14: Các góc lắp đặt đĩa cày Hình 3.15: Các góc định vị đĩa cày

Khi thiết kế cày có cấu trúc các đĩa lắp cùng một trục thẳng thì cày giống như ở bừa, chỉ khác là ở cày có một hàng đĩa còn ở bừa có nhiều hàng đĩa. Để làm sạch bề mặt đĩa, chống dính đĩa và tăng thêm khả năng lật đất, làm tơi đất người ta lắp kèm theo mỗi đĩa những tấm làm sạch đĩa. Để cho cày chuyển động ổn định, chống lại lực cản của đất làm xoay cày về phía đồng người ta lắp bánh xe ở phía cuối cày, bánh xe có thể được cấu tạo như một con dao đĩa, có góc tiến ngược với góc tiến của các đĩa cày. Để điều chỉnh độ sâu cày, ta sử dụng một bánh tựa. Bánh tựa còn giữ cho cày làm việc và là điểm đỡ khi đặt cày trên mặt sàn.

Khi làm việc, lực kéo của máy kéo và lực cản của đất làm cho đĩa quay trong trục y (hình 3.15), đồng thời nó bị kéo chuyển động tịnh tiến theo hướng x. Do vậy đĩa cắt đất, quay, nâng đất lên rồi lật úp thỏi đất về phía luống nhờ mặt cong của đĩa. Với chế độ làm việc thích hợp cày đất có khả năng làm tơi đất khá hơn cày lưỡi diệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)