Sơ đồ phun thuốc theo nguyên tắc áp suất được biểu diễn như sau:
Dưới đây xét từng bộ phận cụ thể:
a. Thùng chứa và bộ phận khuấy trộn
Tuỳ theo dạng máy mà thùng chứa có dung tích và hình dạng khác nhau. Nói chung thùng chứa phải chứa đủ một lượng chất lỏng để phun hết một diện tích nhất định tiện cho việc lấy thuốc bổ sung.
Trước khi đổ vào thùng chứa, thuốc được lọc sạch bụi bẩn để tránh bị tắc khi phun. Thùng thuốc được trang bị bộ phận báo mức thuốc để thuận tiện cho người sử dụng.
Thùng được làm bằng vật liệu bền vững, có khả năng chống ăn mòn hoá học. Thường được làm bằng thép có sơn chống gỉ hoặc chất dẻo.
Để khuấy đều thuốc và nước trong thùng, đảm bảo nồng độ thuốc đồng đều người ta sử dụng bộ phận khuấy trộn. Bộ phận này có hai loại: cơ học và thuỷ động.
- Bộ phận khuấy trộn cơ học:
+ Bộ phận khuấy trộn cơ học kiểu chân vịt: kiểu này khi làm việc chân vịt quay là xáo trộn đều thuốc và nước trong thùng.
+ Bộ phận khuấy trộn kiểu trục: là một trục có hàn các cánh trên đó, khi làm việc, trục quay làm các cánh quay theo có tác dụng khuấy đều thuốc vào nước.
+ Bộ phận quấy trộn kiểu rung: lợi dụng sức rung của động cơ hay sự đi lại của người làm xáo động thuốc trong thùng.
- Bộ phận khuấy trộn thuỷ động: dùng một luồng thuốc nước từ bơm phun ngược về thùng làm xáo động thuốc và nước trong thùng.
b. Bộ phận tạo áp
Bộ phận tạo áp tạo cho chất lỏng một áp suất điều hoà nhất định. Bộ phận này cấu tạo gồm: bơm và bộ phận điều hoà áp suất.
Bơm có nhiệm vụ cung cấp và tạo áp suất cho thuốc nước. Tuỳ theo loại máy mà người ta trang bị các loại bơm khác nhau.
- Bơm không khí kiểu pít-tông (hình 5.11):
Nguyên tắc làm việc: khi kéo pít-tông từ dưới lên trên, không khí từ ngoài lọt qua giữa phần bao và phần cần pít-tông vào xi-lanh bơm.
Thùng đựng thuốc
Bộ phận
tạo áp Vòi phun Ra ngoài
Quạt Bộ phận điều
Khi ấn cần bít-tông từ trên xuống, phần tựa tỳ vào phần bao làm kín, không cho khí lọt qua khe hở giữa phần bao và cần pít-tông. Pít- tông chuyển động xuống làm thể tích xi-lanh phía dưới pít-tông bị thu nhỏ lại, dẫn đến làm tăng áp suất. Đến một lúc nào đó, áp suất này thắng lực căng của lò xo 2, van 3 được mở ra, không khí từ xi-lanh được đưa vào thùng chứa thuốc. Khi kéo pít-tông lên, dưới tác dụng của lực lò xo 2, van 3 được đóng lại. Quá trình đó diễn ra liên tục sẽ đưa được khí vào thùng tạo ra sức ép đẩy thuốc qua vòi phun ra ngoài. Loại bơm này thường được dùng trong những máy phun thuốc loại người mang.
Hình 5.11: Bơm không khí kiểu pít-tông
1 - đầu van; 2 - lò xo; 3 - van bi; 4 - pít-tông; 5 - phần bao; 6 - phần
tựa; 7 - xi-lanh; 8 - cần pít-tông; 9 - vòng đệm; 10 - cần đựng nước
- Bơm màng (hình 5.12):
Nguyên tắc làm việc: khi tay quay quay ở vị trí kéo màng xuống làm thể tích buồng trên màng tăng lên, dẫn đến áp suất trong buồng này giảm xuống sẽ hút van 5 đóng lại và mở van 4 ra. Van 4 mở, cho thuốc từ thùng vào buồng trên màng.
Tay quay 2 tiếp tục quay đến vị trí đẩy màng từ dưới lên trên. Khi đó, thể tích buồng trên màng giảm làm tăng áp suất. Dưới tác dụng của áp suất đó, van 4 được đóng lại, van 5 được mở ra, thuốc từ buồng trên màng được đẩy qua van 5 vào bình ổn áp 6 và qua ống dẫn 7 đến vòi phun.
Loại bơm màng đơn giản về cấu trúc, sử dụng tiện lợi thường được sử dụng trong loại người mang.
- Bơm pít-tông:
Bơm pít-tông là loại được dùng phổ biến trong các loại máy phun thuốc lắp trên máy kéo. Có các loại bơm pít-tông: bơm pít-tông tác động một chiều, bơm pít-tông tác động hai chiều; bơm vi sai, bơm 3 pít-tông.
Nguyên lý làm việc của loại bơm pít-tông sử dụng trong máy phun thuốc hoàn toàn giống nguyên lý làm việc của bơm pít-tông sử dụng để bơm nước. Vì vậy, nguyên lý làm việc của loại bơm này sẽ được trình bày trong phần máy bơm nước.
Hình 5.12: Bơm màng
1 - màng; 2 - tay quay; 3 - buồng; 4 - van nạp; 5 - van triệt hồi;
c. Bộ phận điều hoà áp suất
Bộ phận điều hoà áp suất có nhiệm vụ ổn định và điều chỉnh áp suất thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc phun ra theo từng đối tượng cụ thể.
Bộ phận điều hoà áp suất cấu tạo gồm: bình ổn áp, van điều chỉnh, van an toàn và áp kế (hình 5.13).
Bình ổn áp là bình thép dày, chịu được áp suất cao hơn mức của van an toàn, phần trên bịt kín, phần dưới có ống dẫn thuốc vào và ra. Trong bình có chứa không khí ở phần trên và nước ở phần dưới, lượng nước bằng ½ thể tích bình. Khi bơm thuốc vào bình, không khí nén lại tạo cho thuốc khi ra khỏi bình tới vòi phun có áp suất ổn định.
Hình 5.13: Sơ đồ bộ phận điều hoà áp suất
1 - van an toàn; 2 - van điều chỉnh; 3 - bình ổn áp; 4 - áp kế
Van điều chỉnh có tác dụng điều chỉnh áp suất thuốc phun ra cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nhờ vít điều chỉnh ta có thể thay đổi độ nén của lò xo lên van. Khi áp suất thuốc ra vòi phun lớn hơn áp suất của lò xo, van sẽ mở và một phần thuốc sẽ quay trở lại thùng đựng thuốc, đảm bảo áp suất thuốc phun ra đúng yêu cầu.
Van an toàn có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho ống dẫn theo dồn nén của lò xo này. Vì một nguyên nhân nào đó, áp suất thuốc trong ống dẫn vượt quá áp suất an toàn của ống dẫn, van này sẽ mở và một phần thuốc sẽ quay trở về thùng đựng.
Ống dẫn thuốc có nhiệm vụ dẫn thuốc từ bơm tới vòi phun. Yêu cầu đối với ống dẫn thuốc là phải chịu được áp suất cao, chịu được ăn mòn hoá học, mềm để có thể hướng vòi phun thay đổi linh hoạt.