Máy bừa có bộ phận làm việc chuyển động quay

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 46 - 49)

a. Bộ phận làm việc của bừa chuyển động quay

Bộ phận làm việc của bừa loại này có thể là loại răng hoặc loại đĩa: Bộ phận làm việc loại răng có dạng đinh, dạng móng hay dạng đuôi cá. Nếu răng thẳng từ chân đến đỉnh và lắp vào trục quay theo phương trùng với phương bán kính của trục thì răng sẽ lăn và đâm nát đất. Nhưng nếu đầu răng có dạng cong thì tuỳ theo góc nghiêng của răng so với bán kính trục mà va đập, làm vỡ, xới đất lên hay nén đất xuống.

Bộ phận làm việc loại đĩa được sử dụng phổ biến trong các máy cày có bộ phận làm việc chuyển động quay.

Hình 3.24: Các thông số của bừa đĩa

D - đường kính đĩa; R - bán kính đĩa; - nửa góc ở tâm; i - góc mài; - góc cắt; b - bề rộng đĩa.

Bộ phận làm việc loại đĩa có hai dạng: đĩa dạng trơn phẳng và đĩa dạng chỏm cầu. Đĩa dạng trơn phẳng có khả năng cắt đất tốt nhưng làm tơi đất kém. Loại này thường được lắp ở các bừa trâu kéo. Khi làm việc đĩa lăn theo phương chuyển động của bừa để cắt thỏi đất, cấu tạo như vậy lực cản nhỏ. Đối với đĩa chỏm cầu (hình 3.24a), khi bừa, đĩa lăn theo trong mặt phẳng nghiêng so với phương chuyển động của bừa một góc  gọi là góc tiến của bừa. Do chuyển động như vậy mà đĩa cắt đất, nâng đất lên ở phía mặt lõm của đĩa, uốn, làm tơi, đảo trộn và lật đất.

Đĩa được chế tạo bằng thép chịu mòn, mép đĩa được mài ở phía lồi thành các cạnh sắc (hình 3.24). Đĩa có lỗ vuông 3 được lồng vào trục có tiết diện vuông (1), ở đầu trục đĩa được đỡ bởi đệm (2). Đĩa được định vị trên trục nhờ ống suốt (4), trục quay trong những bạc 6, bạc được đặt trong vỏ đỡ (5) có đệm (9).

Tuỳ theo loại bừa, loại đất được bừa và nguồn động lực mà số đĩa của một bừa có thể khác nhau. Trên một trục như vậy có thể lắp 4, 6, 8… đĩa, mỗi trục tạo thành một bộ đĩa, các bộ đĩa được lắp với nhau thành hàng. Một bừa có thể có một hàng hoặc một số hàng lắp đặt theo những kiểu khác nhau.

Hình 3.25: Cấu tạo bừa đĩa chỏm cầu

Máy bừa đĩa chỏm cầu thường có hai hàng đĩa: một hàng trước và một hàng sau. Hướng lõm của đĩa ở hàng trước ngược chiều với sau để đảm bảo cho đất được trộn đều và mặt ruộng được phẳng. Vết lăn của đĩa trên mặt đồng của hàng trước so le với hàng đĩa sau để bừa không bị lỏi.

Khi máy bừa làm việc ở đồng ruộng chưa có cây trồng, các hàng đĩa thường được lắp theo sơ đồ hình chữ X (hình 3.26a). Với cách bố trí như vậy các đĩa đối xứng nhau qua trục dọc theo hướng chuyển động của máy kéo và của bừa về số lượng đĩa bừa cũng như về hướng lồi lõm của đĩa chỏm cầu. Do đó, hợp lực của các lực cản của đất tác dụng lên các đĩa bừa sẽ cùng phương và ngược chiều với lực kéo của máy kéo, liên hợp máy sẽ được cân bằng tốt, làm việc ổn định.

Hình 3.26: Sơ đồ phân bố đĩa bừa.

a - sơ đồn hình chữ X; b - sơ đồ hình chữ V

Khi máy bừa làm việc trong các vườn cây, các hàng đĩa được bố trí thành hình chữ V nằm ngang (hình 3.36b). Cách bố trí như vậy cho phép lắp bừa lệch đi so với trục đối xứng dọc của máy kéo để có thể đưa bừa vào làm việc gần gốc cây trong khi máy kéo vẫn đi cách gốc cây xa hơn để không làm tổn hại đến hàng cây. Lắp như vậy thì việc cân bằng lực của liên hợp máy không hợp lý như lắp theo kiểu hình chữ X, nhưng ở đây mục đích trước hết là bừa làm việc được giữa các hàng cây mà không làm phương hại gì cho cây.

b. Cấu tạo chung của các loại bừa đĩa chỏm cầu

Các loại bừa đĩa chỏm cầu thường được treo sau máy kéo và có cấu tạo như hình 3.27.

Hình 3.27: Cấu tạo máy bừa đĩa chỏm cầu

a - máy bừa đĩa chỏm cầu dạng hình chữ X; b - máy bừa đĩa chỏm cầu dạng chữ V

(a) (b)

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)