a. Bộ phận làm việc của máy bừa chuyển động tịnh tiến
Bộ phận làm việc của loại bừa này phần lớn là các loại răng, loại lưỡi (hình 3.18).
Loại răng có thể là răng hình trụ tròn, răng tiết diện hình vuông, hình thoi hay hình ê-líp cũng có thể là dạng chữ nhật hẹp (dao). Răng tiết diện hình vuông có cấu trúc khỏe nên được dùng để bừa đất trung bình và nặng. Răng có tiết diện ê-líp, tròn dùng để bừa đất nhẹ. Khi làm việc, các răng chuyển động va chạm vào đất, nén ép làm vỡ đất. Đầu răng có thể được lắp vuông góc với mặt đất, xiên ra phía trước hoặc xiên ra phía sau tuỳ theo loại đất, yêu cầu của việc làm đất.
Nhờ vậy, ngoài tác dụng làm tới vỡ, nhuyễn đất máy bừa còn có tác dụng san phẳng mặt ruộng, xốc cỏ rác lên trên mặt đồng hoặc nén, vùi cỏ rác vào đất.
Hình 3.18: Các bộ phận làm việc của bừa tịnh tiến
a – răng dạng đinh; b – răng dạng dao; c – răng dạng lưỡi;
d,e,g – răng bừa lưới
Với dạng dao làm việc theo nguyên tắc cắt vỡ đất, đầu răng thường được lắp xiên ra sau nên có tác dụng dìm cỏ rác vào đất.
Răng dạng lưỡi (dạng lưỡi xới sẽ được trình bày ở phần sau) làm vỡ đất nhờ hai cạnh sắc.
Răng bừa lắp vào khung cứng thành một hàng hoặc nhiều hàng. Ngoài ra, còn được nối khớp với nhau tạo thành mảng bừa có thể lượn trên mặt đồng không bằng phẳng. Nhờ vậy mà làm tơi vỡ đất đều trên mặt đồng.
Bố trí răng bừa trên khung cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: khi làm việc mỗi răng chỉ vạch nên mặt đồng một vết riêng (vết do các răng tạo lên trên mặt đồng không trùng nhau), khoảng cách giữa các vết liên tiếp nhỏ và đều (hình 3.19), khoảng cách giữa các răng liên tiếp ở một hàng ngang phải đủ lớn để không bị kẹt các thỏi đất và vướng cỏ rác, gây ra ùn tắc thường xuyên khi bừa làm việc.
Hình 3.19: Sơ đồ phân bố răng bừa dích dắc
Hình 3.20: Bừa dích dắc
1 - khung; 2 - răng; 3 - bộ phận móc
b. Một số bừa chuyển động tịnh tiến
- Bừa dích dắc
Đây là loại bừa răng khung cứng, các răng được phân bố ở 5 thanh ngang và các thanh dọc. Răng được lắp ở giao điểm của các thanh ngang và thanh dọc (hình 3.20).
- Bừa lưới
Ở bừa lưới (hình 3.21) các răng bừa bằng thép có tiết diện được uốn gấp khúc thành ba nhánh tương ứng với ba nút (khớp quay), ba nhánh được gấp khúc theo ba trục của không gian ba chiều, nhờ vậy mà ta có thể định vị trí của các răng bừa luôn luôn cắm vào mặt đất (mặc dù mặt đất lượn sóng). Nhờ có ba khớp quay có cấu tạo như vậy mà các răng bừa có thể quay quanh hai trục vuông góc nằm ngang (song song với mặt ruộng), do đó có thể lượn theo mặt đồng gồ ghề để làm tơi đất diệt cỏ, phá vỡ lớp đất đóng váng cứng ở trên mặt, lấp hạt giống sau khi gieo, lấp phân bón.
Hình 3.21: Bừa lưới
1 - mảng răng to; 2 - mảng răng dạng dao;
3 - mảng răng sắc nhọn; 4 - xích; 5 - cái móc; 6 - thanh kéo; 7 - thanh
ngang của móc. 1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 I II III IV V
- Bừa trang
Bừa trang có công dụng chủ yếu là để san phẳng mặt ruộng. Sau khi cày và bừa, mặt ruộng còn gồ ghề bởi những mô đất, những luống, rãnh nhỏ, bừa trang tiếp tục làm nhỏ và san phẳng những mô đất đó.
Hình 3.22: Bừa trang ruộng khô
1 - thanh ngang móc chữ A; 2 - tay điều chỉnh góc nghiêng của dao; 3 - dao; 4 - răng; 5 - tấm trang phẳng.
Đối với ruộng khô, phần làm việc của bừa trang gồm có ba bộ phận (hình 3.22): bộ phận cắt phá những mô đất, bộ phận làm tơi nhỏ và bộ phận san phẳng. Những bộ phận này liên kết với nhau và với máy kéo qua bộ phận móc hoặc treo.
Bừa trang ruộng nước có cấu tạo đơn giản (hình 3.23), gồm có thuyền trượt 1 được chế tạo bằng kim loại, bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo. Phía trước thuyền trượt có dạng cong có tác dụng dồn ép bùn đất vào phần thân làm phẳng, bộ phận treo gồm có thanh xiên (2), hai thanh trụ (3), điểm treo trên (4) (một điểm) và điểm treo dưới (5) (hai điểm).
Áp lực của thuyền trượt ép lên mặt ruộng tuỳ thuộc vào trọng lượng của bừa, có thể điều chỉnh được. Cũng có thể dùng tay điều khiển hệ thống treo thuỷ lực của máy kéo để điều khiển nhằm điều chỉnh vị trí của thuyền trượt để san phẳng mặt ruộng. Cũng có thể cấu tạo thêm những hàng răng ở phía trước thuyền trượt để làm nhỏ nhuyễn đất và dìm cỏ rác trước khi thuyền trượt san phẳng, lấp kín.
Hình 3.23: Bừa trang ruộng nước
1 - thuyền trượt; 2 - thanh treo xiên;