Các bộ phận chính của máy thu hoạch ngô

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 91 - 98)

a. Bộ phận cắt

Bộ phận cắt của máy thu hoạch ngô có thể chia thành hai nhóm: nhóm bộ phận cắt có đế tựa và nhóm bộ phận cắt không có đế tựa. Trong thực tế người ta phân loại thành: bộ phận cắt loại chuyển động tịnh tiến và bộ phận cắt loại chuyển động quay.

- Bộ phận cắt loại chuyển động tịnh tiến (hình 6.10) thuộc nhóm bộ phận cắt có đế tựa. Cấu tạo bộ phận cắt loại này gồm có sống dao 1, trên đó có lắp các

lưỡi cắt 5. Các tấm kê 4, 6 lắp trên giá đỡ 2. Nhờ có tấm ép 7 dao được ép vào tấm kê. Khi làm việc, dao chuyển động tịnh tiến qua lai và cắt cây đi vào khoảng giữa lưỡi cắt và tấm kê.

Hình 6.10: Bộ phận cắt loại chuyển động tịnh tiến của máy thu hoạch ngô

1 - sống dao; 2 – giá đỡ bộ phận cắt; 3 - tấm đỡ; 4 - tấm kê bên trái; 5 - lưỡi cắt; 6 - tấm kê bên trái; 7 - tấm ép; 8 - móc giữ; 9,12,18 - đệm; 10 - tấm tựa sống dao;

11 - tấm ép giữa; 13 - thanh tựa; 14 - thanh ép; 15 - đầu dao; 16 - gót dao; 17 - tấm đệm; 19 - khung bộ phận cắt; 20 - tấm đỡ dao;

21 - cơ cấu biên - tay quay; 22 - biên

- Bộ phận cắt loại quay gồm hai kiểu: kiểu có trục quay đứng và kiểu có trục quay nằm ngang.

Hình 6.11: Bộ phận cắt có trục quay

thẳng đứng Hình 6.12: Bộ phận cắt có trục quay nằm ngang

- Bộ phận cắt loại quay kiểu trục quay đứng có dạng lưỡi cắt quay trong mặt phẳng nằm ngang. Trên các máy thu hoạch ngô thường dùng loại lắp các lưỡi cắt (hình 6.11) và loại đĩa tròn có mài sắc cạnh (hình 6.12).

- Bộ phận cắt loại quay kiểu trục nằm ngang (dùng cho máy thu hoạch làm thức ăn gia súc) có nhiệm vụ cắt cây, đồng thời thực hiện thái nhỏ cây (hình 6.12).

b. Bộ phận gạt và cung cấp cây

Cấu trúc bộ phận gạt và cung cấp cây phụ thuộc vào sự bố trí của máy, vị trí và các thông số của bộ phận phụ trợ.

- Bộ phận gạt cây dùng để gạt các cây không đúng hàng hoặc nâng các cây ngả vào bộ phận cắt hoặc bộ phận tách bắp, hình 6.13 và 6.14.

Đối với máy thu hoạch ngô theo hàng bộ phận gạt thường là hai xích có lắp các tay gạt nghiêng đi một góc nào đó so với hướng chuyển động của máy.

Đối với máy thu hoạch ngô trên toàn bề mặt thì guồng gạt đóng vai trò bộ phận gạt. Cấu trúc guồng gạt tương tự guồng gạt máy thu hoạch lúa nhưng có kích thước lớn hơn.

- Bộ phận cung cấp cây có nhiệm vụ tiếp nhận cây ngô đã bị cắt cung cấp cho bộ phận tách bắp (có một số máy bộ phận cung cấp tiếp nhận cây ngô chưa cắt). Căn cứ vào phương pháp cung cấp và cấu tạo của bộ phận này, máy thu hoạch ngô chia làm hai loại: Máy thu hoạch ngô trên toàn bề mặt và máy thu hoạch ngô theo hàng.

Hình 6.13: Bộ phận gạt và cung cấp cây của máy thu hoạch ngô trên toàn bộ bề mặt

1 - cây; 2 - guồng gạt (bộ phận gạt); 3 - trục cuốn tiếp nhận; 4 - trục tách bắp; 5 - trục giữ; 6 - băng chuyền cung cấp

Hình 6.14: Bộ phận gạt và cung cấp cây của máy thu hoạch theo hàng

a - nhiều dãy xích có tay gạt; b - một dãy xích không có tay gạt

Đối với máy thu hoạch ngô trên toàn bề mặt bộ phận cung cấp là một băng chuyền xích chuyển động trên mặt phẳng nghiêng (hình 6.13).

Đối với máy thu hoạch ngô cắt theo hàng, bộ phận cung cấp thường là các cặp xích ống bạc con lăn, có hai nhánh làm việc ép sát vào nhau nhờ lực ép của lò xo. Các cặp xích nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Số cặp xích cung cấp bằng số hàng cần thu hoạch.

c. Bộ phận tách bắp

Bộ phận tách bắp có hai loại: loại tách bắp mà thân cây không bị cắt (bộ phận tách bắp kiểu trục cuốn) và loại tách bắp khi cây ngô đã bị cắt (loại máy liên hợp).

Bộ phận tách bắp loại máy liên hợp được phân loại như sau: - Căn cứ vào vị trí trục tách bắp ta có:

Bộ phận tách bắp có trục đặt dọc Bộ phận tách bắp có trục nằm ngang Bộ phận tách bắp có trục đặt đứng

- Căn cứ vào phương pháp cung cấp cây cho bộ phận tách bắp, ta có: Bộ phận tách bắp có cây cung cấp tự do

Bộ phận tách bắp có cây cung cấp tự do hạn chế Bộ phận tách bắp có cây cung cấp cưỡng chế - Căn cứ vào quá trình hình thành công việc, ta có:

Bộ phận tách bắp kéo cây qua khe hở đồng thời với việc tách bắp Bộ phận tách bắp kéo cây qua khe hở và tách bắp không đồng thời Bộ phận tách bắp là bộ phận quan trọng nhất của máy thu hoạch ngô. Cấu tạo chung gồm hai trục hình trục đặt cách nhau một khe hở nhỏ hơn đường kính thân cây ngô và quay theo chiều gặp nhau. Trục tách bắp ép cây ngô nhờ lực ma sát và lực rút cây, cây bị kéo qua khe hở giữa hai trục. Bắp ngô có kích thước lớn hơn khe hở nhiều lần nên không lọt qua đó mà được tách ra khỏi cây.

Dưới đây là một số bộ phận tách bắp trên máy thu hoạch ngô:

Hình 6.15 - bộ phận tách bắp kiểu trục cuốn

1 - phần côn của trục; 2 - giá đỡ di động; 3 - bánh xe; 4 - phần làm việc; 5 - giá đỡ cố định Hình 6.16: Bộ phận tách bắp kiểu trục dọc, cây cung cấp tự do hạn chế 1 - bộ phận cắt; 2 - thanh ép cây; 3 - tấm đo; 4 - trục tách bắp; 5,6,7 - xích cung cấp

Hình 6.17: Bộ phận tách bắp có trục đặt ngang, cây cung cấp tự do

1 - băng chuyền cung cấp;

2,3 - trục cuốn tiếp nhận; 4 - trục tách bắp; 5 - cây ngô; 6 - bắp ngô

Hình 6.18: Bộ phận tách bắp có trục thẳng đứng, cây cung cấp cưỡng bức

1 - thanh ép;

2 - nhánh xích cung cấp; 3 - trục tách bắp; 4 - đĩa xích

d. Bộ phận làm sạch bắp

Nhiệm vụ của bộ phận làm sạch bắp là làm sạch hoàn toàn vỏ áo, râu của bắp ngô và các tạp chất khác. Bộ phận làm sạch bắp thường bao gồm cơ cấu làm sạch, cơ cấu ép và cơ cấu phân phối, hình 6.19.

Cơ cấu làm sạch có dạng hình trụ, thường bố trí từng đôi một và thường đặt nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Trục đặt sát nhau, không có khe hở và quay chiều ngược nhau.

Bắp ngô cung cấp vào từ đầu trên của trục, trượt theo chiều trục. Lực ma sát phát sinh giữa bắp ngô và trục sẽ làm cho vỏ áo ngô và các tạp chất khác bị trục kéo qua khe hở xuống dưới.

Các trục thường được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau, do đó hệ số ma sát với bắp ngô sẽ khác nhau dẫn đến bắp ngô được quay tròn nên có khả năng làm sạch hoàn toàn. Đông thời bắp ngô được di chuyển dọc trục, nhờ các đường gân xoắn trên bề mặt của một trục.

Hình 6.19: Bộ phận làm sạch bắp ngô

1,2 - trục ngang; 3 - bắp ngô chưa làm sạch; 4 - vỏ áo ngô

e. Bộ phận thái

Trên các máy thu hoạch lấy hạt hoặc làm thức ăn cho gia súc đều có trang bị bộ phận thái thân cây. Theo cấu trúc có thể chia ra:

- Bộ phận thái kiểu đĩa hướng tâm - Bộ phận thái kiểu đĩa trụ

- Bộ phận thái kiểu trống - Bộ phận thái kiểu dao quay

Bộ phận thái loại đĩa hướng tâm (hình 6.20). Cấu tạo gồm đĩa tròn có lỗ ở tâm để đặt trục, trên đĩa có lắp các dao cắt 1 và cánh hất 2 theo hướng bán kính của đĩa. Đặt gần đĩa là tấm kê 3. Khi làm việc, thân cây ngô được nạp đầu gốc vào khe hở giữa tấm kê và dao, đĩa dao quay đến khi dao tiếp xuc với cây ngô dao sẽ thực hiện việc thái cây.

Hình 6.20: Bộ phận thái hướng tâm

1 - dao; 2 - cánh hất; 3 – tấm kê

Hình 6.21: Bộ phận thái kiểu đĩa trụ

1 - trống; 2 - giá lắp dao; 3 - dao; 4 - tấm kê; 5 - ống thoát

Bộ phân thái kiểu đĩa trụ (hình 6.21): Cấu tạo gồm đĩa quay 1, trên trống có các giá lắp dao 2 có chiều song song với trục đĩa, dao được lắp trên các giá đó. Tại cửa nạp có tấm kê làm nhiệm vụ kê cây ngô để dao cắt thực hiện cắt cây. Khi làm việc thân cây ngô được nạp đầu gốc vào khe hở giữa tấm kê và dao, đĩa dao quay đến khi dao tiếp xúc với cây ngô dao sẽ thực hiện việc thái cây.

Bộ phận thái kiểu trống (hình 6.22): Cấu tạo bộ phận thái kiểu này gồm trống dao, trên trống có lắp các lưỡi dao xoắn. Khi trống dao quay sẽ thực hiện việc thái cây.

Hình 6.22: Bộ phận thái kiểu trống

1 - trục; 2 - đĩa ngoài; 3 - mũ ốc; 4 - đĩa giữa; 5 dao xoắn 6 - bu lông hãm; 7 - ổ lăn hướng tâm; 8 - ổ chặn

Bộ phận thái kiểu dao quay (hình 6.23): Bộ phận thái kiểu dao quay có cấu tạo đơn giản, gồm dao thái lắp khớp vào trục quay. Khi làm việc, dao quay với vận tốc đủ lớn để tạo ra một lực chém đứt cây ngô.

Hình 6.23: Bộ phận thái kiểu dao quay

1 - trục tách bắp; 2 - trục quay; 3 - giá lắp dao; 4 - dao; 5 - gờ; 6, 7 - vỏ; 8 - cửa ra sản phẩm

Câu hỏi ôn tập:

1. Cho biết yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy gặt lúa.

2. Trình bày và cấu tạo và hoạt động của các kiểu bộ phận gặt lúa

3. Trình bày và cấu tạo và hoạt động của các kiểu bộ phận cắt trong máy thu hoạch ngô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bảng (1991), Cơ khí hoá nông nghiệp (T1,2), NXB Nông Nghiệp ;

2. Trần Đức Dũng (1999), Giáo trình Máy & thiết bị NN, T1 - Máy nông nghiệp, NXB Hà Nội;

3. Trần Đức Dũng (1999), Giáo trình Máy & thiết bị NN, T2 - Cơ giới hóa & Thiết bị chế biến Nông Sản - NXB Hà Nội;

4. Nguyễn Công Hoan (1992), Công cụ và máy lâm nghiệp, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp;

5. Nguyễn Văn Muống (1999), Máy canh tác nông nghiệp, NXB Giáo dục; 6. Chu Thị Thơm (2004), An toàn điện trong nông nghiệp, NXB Lao Động;

7. Phạm Xuân Vượng, (1999), Máy thu hoạch nông nghiệp, NXB Giáo dục; 8. Nguyễn Quốc Việt, GT Động cơ đốt trong và máy kéo máy NN (T1,2), NXB Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)