Chuẩn bị máy gieo làm việc nhằm mục đích:
- Đảm bảo máy gieo làm việc đúng yêu cầu kỹ thuật nông học: mức gieo, khoảng cách hàng, độ sâu gieo…
- Đảm bảo máy làm việc liên tục, năng suất cao. Nội dung công việc chuẩn bị máy gieo:
a. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật máy
Máy gieo phải hoàn chỉnh, tức là đầy đủ các chi tiết, các bộ phận, chất lượng lắp ghép được đảm bảo. Các chi tiết, các cụm máy và cơ cấu phải đúng tiêu chuẩn. Các mối nối, chi tiết phải đảm bảo độ bền, đúng vị trí làm việc… Nếu có hiện tượng hỏng hóc phải tiến hành điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế
kịp thời. Sau đó, tiến hành bôi trơn, xiết chặt các mối nối để có được máy gieo ở tình trạng kỹ thuật tốt. Cuối cùng tiến hành các điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gieo.
b. Điều chỉnh máy gieo
- Điều chỉnh khoảng cách hàng bằng cách điều chỉnh vị trí lắp các nhánh, bộ phận rạch hàng ở thanh khung chính.
- Điều chỉnh độ sâu gieo: Gọi độ sâu gieo là a cm, độ lún của bánh xe lấp hạt là L cm. Chuẩn bị một tấm kê có chiều cao là C = a - L, tiến hành:
Điều chỉnh ở nhà: Đưa liên hợp máy lên một bãi đất bằng phẳng, nới lỏng các ốc bắt cơ cấu điều chỉnh, kê các bánh xe lấp hạt lên C cm, điều chỉnh cho các lưỡi rạch hàng tỳ sát mặt sàn phẳng, sau đó xiết chặt các chi tiết nối ghép.
Điều chỉnh ngoài đồng: Đưa máy ra đồng, cho liên hợp máy gieo thử trên đồng một đoạn ngắn. Dừng máy và bới đất đến vị trí hạt đã được gieo, dùng thước đo độ sâu từ mặt đồng đến vị trí đó. So sánh với yêu cầu và điều chỉnh lại nếu cần thiết.
- Điều chỉnh bộ phận gieo: Mục đích của việc điều chỉnh độ sâu gieo nhằm đảm bảo máy gieo đều và đúng lượng gieo quy định. Những bộ phận gieo có cùng nguyên tắc cấu tạo và làm việc thì áp dụng chung những nguyên tắc điều chỉnh lượng gieo. Ở đây đề cập đến cách điều chỉnh ba loại bộ phận gieo phổ biến.
- Điều chỉnh bộ phận gieo loại trục cuốn: Ở bộ phận gieo loại này có hai thông số cần kiểm tra và điều chỉnh đó là độ đồng đều giữa các bộ phận gieo và lượng gieo theo quy định. Trước khi điều chỉnh để máy gieo đúng lượng gieo theo quy định, phải kiểm tra, điều chỉnh để các bộ phận gieo của máy phải gieo những lượng hạt đều nhau.
• Điều chỉnh độ gieo đều giữa các bộ phận gieo:
Để kiểm tra và điều chỉnh độ gieo đều giữa các bộ phận gieo ta cần kê khung máy gieo lên để có thể quay dễ dàng các bánh xe của máy gieo.
Trước tiên, kiểm tra các cửa ở đáy hộp gieo xem đã để ở các vị trí như nhau chưa (đã cùng độ mở chưa). Tuỳ theo loại hạt gieo mà cửa mở ở vị trí trên, giữa hay dưới. Lắp hệ thống truyền động từ bánh xe máy gieo đến bộ phận gieo cho phù hợp với sơ đồ gieo trên (dùng để gieo loại hạt to và dễ chảy) hay gieo dưới (với những hạt có kích thước nhỏ như lúa mỳ, lúa mạch…). Đặt các bộ phận gieo ở các vị trí để gieo lượng hạt theo yêu cầu (làm theo tài liệu chỉ dẫn về máy). Đưa các bao chứa vào đầu ra của ống dẫn hạt, đổ hạt vào thùng hạt, đổ khoảng 1/3 đến 2/3 thùng. Gài cơ cấu truyền động cho bộ phận gieo và bắt đầu quay các bánh xe máy gieo 3 đến 5 vòng để hạt giống đi vào đầy hộp gieo, hạt gieo sẽ qua ống dẫn để vào bao dẫn, lúc này máy ở tình trạng đang gieo hạt. Đổ hết hạt ở các bao chứa ra và lại đưa bao chứa vào cửa ra của các ống dẫn, đánh số tương ứng giữa các bao và các bộ phận gieo, bằng cách quay đều bánh xe (như tốc độ làm việc trên đồng ruộng) một số vòng (khoảng 30 vòng). Dừng máy, lấy hạt ở các bao chứa đã đánh số, đem cân lượng hạt gieo ra của từng bộ phận gieo.
Để đánh giá độ đồng đều của các bộ phận gieo ta tính toán sai số của mỗi bộ phận gieo, công thức tính như sau:
i = (Qi – QQ TB) 100% (4.1)
TB
Trong đó: i - sai số của bộ phận gieo thứ i
Qi- lượng hạt ra của bộ phận gieo thứ i
QTB - lượng hạt ra trung bình của các bộ phận gieo
Sau khi tính toán nếu bộ phận gieo nào có sai số vượt quá 3% thì điều chỉnh lại bộ phận gieo đó.
• Điều chỉnh theo lượng gieo yêu cầu:
Đây mới là việc điều chỉnh chính thức máy gieo. Các bước tiến hành như sau: tính toán lượng hạt mà máy gieo được sau n vòng quay của bánh xe theo công thức:
Qt = .D.n.B.Q (kg) (4.2)
10000
Trong đó: Qt - lượng hạt máy gieo được sau n vòng, kg
Q - lượng hạt gieo theo yêu cầu, kg/ha
D - đường kính bánh xe máy gieo, m
n - số vòng quay bánh xe máy gieo (n ≥ 15 vòng)
B - bề rộng làm việc của máy gieo, m.
Ở những máy gieo mà mỗi bánh chỉ chuyển động cho một nửa số bộ phận gieo thì khi điều chỉnh chỉ cần tính toán và kiểm tra điều chỉnh cho một nửa, nửa còn lại sẽ đặt đúng như nửa đã điều chỉnh, khi đó thì:
Qt = .D.n.B.Q (kg) (4.3)
2.10000
Đổ hạt vào thùng đầy từ 1/3 đến 2/3 thể tích thùng. Dùng bao tải hứng hạt ở những bộ phận gieo cần kiểm tra. Gài cơ cấu chuyển động cho bộ phận gieo, quay bánh xe một số vòng cho hạt ra chảy xuống bao tải, dừng máy lấy tất cả hạt ở các bao tải ra, rồi lại hứng bao tải trở lại. Quay bánh xe n vòng với tốc độ đều và phù hợp với tốc độ làm việc trên đồng của liên hợp máy gieo. Đổ hạt ra cân ta được khối lượng hạt gieo Qt. So sánh Qt với Q, nếu sai khác quá 2% thì tiến hành điều chỉnh lại đồng thời tất cả các bộ phận gieo bằng cơ cấu điều khiển. Công việc lặp lại cho đến khi nào đạt được điều kiện:
Qt – 0,02Qt ≤ Q ≤ Qt - 0,02Qt (kg) (4.4)
Những máy gieo đã được kiểm tra và điều chỉnh theo phương pháp trên đây khi ra đồng làm việc buộc phải kiểm tra lần nữa ở trên đồng. Khi cần thiết phải điều chỉnh lại bộ phận gieo. Việc kiểm tra trên đồng tiến hành như sau:
Tính toán lượng gieo lý thuyết cần gieo ở đoạn đường S1 của máy theo công thức:
Q1’ = S1.B.Q (kg) (4.5)
2.10000
Đưa máy gieo đến dừng trước vạch bắt đầu của vạt đất thử, dùng một tấm ván vuông vắn và phẳng, làm phẳng lớp hạt ở trong thùng máy, dùng phấn hoặc bút màu đánh dấu mức hạt đó vào thành đựng hạt. Tiếp theo, đổ lượng hạt Q1 lên trên, cho máy làm việc trên đoạn S1 đó, khi máy chạy hết đoạn S1 thì dừng. San phẳng lớp hạt trong thùng và xác định độ chính xác của lượng hạt gieo. Nếu mức hạt còn lại trùng với đường vạch mức trước đó thì quá trình điều chỉnh là chính xác. Nếu mức hạt còn lại trong thùng cao hơn hoặc thấp hơn mức đã đánh dấu thì phải tiến hành điều chỉnh lại các bộ phận gieo. Bằng cơ cấu điều chỉnh tiến hành điều chỉnh toàn bộ hoặc một nửa bộ phận gieo, sao đó lặp lại cách làm trên cho đến khi gieo đúng mức gieo quy định thì dừng, cố định vị trí cơ cấu điều chỉnh và cho liên hợp máy làm việc chính thức trên đồng.
- Điều chỉnh bộ phận gieo loại đĩa
Ở bộ phận gieo loại đĩa, lượng hạt gieo phụ thuộc vào số lỗ ở đĩa gieo và tốc độ quay của đĩa.
Đối với máy gieo loại đĩa, đĩa gieo quay được là nhờ truyền động từ bánh xe lấp thông qua hệ thống truyền động.
Tính toán số hạt phải gieo sau một vòng quay của đĩa gieo
Gọi tỷ số truyền từ bánh xe lấp hạt đến đĩa gieo là i, khoảng cách giữa các hốc hay khoảng cách giữa các hạt là c (cm), đường kính bánh xe lấp hạt là D (cm), số lỗ trên đĩa gieo là m. Khi đó:
• Nếu gieo hàng thì số hạt phải gieo sau một vòng quay của đĩa gieo là:
c i D m . . (hạt) (4.6) • Nếu gieo hốc thì số hạt phải gieo được tính như sau:
Tính số hốc phải gieo sau một vòng quay của bánh xe lấp hạt theo công thức:
c D
n1 . (hốc) (4.7)
Tính số hốc phải gieo sau một vòng quay của đĩa gieo theo công thức:
i n c i D n 1 2 . . (hốc) (4.8)
Suy ra, số hạt phải gieo sau một vòng quay của đĩa gieo (M) là: M an a icD
. .
. 2
(hạt), với a là số hạt trong một hốc (4.9) Nếu đã chọn được đĩa có số lỗ và kích thước lỗ phù hợp với hạt giống thì ta thay đôi đĩa xích hoặc bánh răng của cơ cấu truyền động để có tỷ số truyền i phù hợp. Hoặc nếu đã có tỷ số truyền i thích hợp thì ta có thể chọn đĩa có số lỗ phù hợp, sao cho lượng gieo đạt yêu cầu.
- Điều chỉnh cần rạch tiêu
Để khoảng cách giữa các hàng tiếp giáp của các đường gieo liền nhau bằng khoảng cách giữa các hàng trong một đường gieo và những hàng đó song song nhau, người ta dùng cần rạch tiêu. Cần rạch tiêu rạch thành vết rãnh. Người lái máy ở đường chạy tiếp theo sẽ lái cho bánh xe bên phải phía trước hoặc mép của dải xích bên phải đi đúng vết đó. Cũng có thể lái cho điểm giữa của liên hợp máy gieo đi theo vết đó (đối với máy gieo liên hợp với máy kéo 3 bánh). Trên hình 4.10 là sơ đồ 3 đường gieo liên tiếp. Ở đường thứ nhất cần rạch tiêu bên phải tạo ra vết với chiều dài cần là lp.
Ở đường gieo thứ hai, cần rạch tiêu bên trái tạo vết với chiều dài là lt. Chiều dài cần rạch tiêu tính bằng khoảng cách từ mũi rạch ở đầu cần (đĩa chỏm cầu) đến lưỡi rạch ngoài cùng của máy gieo, tính theo mặt phẳng ngang, theo sơ đồ ta có:
Lp = 0,5.(B - b1 – C) (4.10)
l = 0,5.(B - b1 - C) (4.11)
Hình 4.10: Xác định chiều dài cần rạch tiêu
Trong đó: B là bề rộng làm việc của máy gieo; b1 là khoảng cách hai hàng biên của hai đường gieo liên tiếp (ta có thể lấy b1 bằng khoảng cách giữa các hang gieo b của một đường gieo), C là khoảng cách giữa hai bánh trước của máy kéo bánh hơi hoặc khoảng cách giữa hai mép trong của hai dải xích của máy kéo xích. Trong trường hợp máy gieo liên hợp với máy kéo ba bánh (hai bánh sau, một bánh trước) hoặc người lái máy lấy đích ngắm là điểm giữa của máy kéo thì lúc đó C = 0 và công thức tính chiều dài cần rạch tiêu sẽ là:
lp = lt = l = 0,5.(B - b1) (4.12)
Sau khi đã tính được lp, lt ta hạ cần rạch tiêu xuống cho đĩa rạch tỳ xuống mặt ruộng và điều chỉnh theo các số liệu đã được tính toán. Cố định các chiều dài đã điều chỉnh, dựng đứng cần rạch tiêu lên, khi làm việc sẽ hạ xuống.