* Cấu tạo chung:
Máy xới có cấu tạo gồm nhiều nhánh xới ghép lại với nhau theo phương ngang so với phương chuyển động của máy (hình 5.9). Máy gồm có khung chính tựa trên hai bánh xe máy xới 3. Trên khung có lắp các nhánh xới và lắp các bộ phận bón phân (máy xới bón).
Hình 5.9: Cấu tạo một nhánh xới
1 - giá đỡ trước; 2 - thanh điều chỉnh; 3 - thanh kéo; 4 - giá đỡ sau; 5 - ngàm; 6 - giá lắp lưỡi sau; 7 - giá lắp lưỡi bên; 8 - lưỡi xới; 9 - thanh ngang; 10 - giá
dọc; 11 - bánh lượn; 12 - thanh dưới cơ cấu hình hình hành
Để xới chăm sóc giữa hàng cây, nhánh xới hiện nay dùng phổ biến là nhánh có cơ cấu hình bình hành và bánh xe. Bánh xe được lắp ngay dưới cơ cấu hình hình hành, phía sau là các lưỡi xới lăp với khung máy nhờ các bu lông.
Lưỡi xới có thể tháo rời khỏi khung máy. Tuỳ theo loại đất, thời kỳ xới ta lắp các lưỡi xới có công dụng khác nhau.
Bộ phận làm việc của máy xới là các lưỡi xới. Có nhiều loại lưỡi xới khác nhau (hình 5.10).
- Lưỡi nạo một phía: cấu tạo có cánh và má cánh (hình 5.10a). Cánh có tác dụng cắt đất, diệt cỏ dại, còn má để ngăn đất đổ vào cây. Có hai loại lưỡi nạo: nạo trái và nạo phải. Thông số kỹ thuật của lưỡi xới là góc doãng γ, góc nâng α và góc nghiêng β.
- Lưỡi mũi tên phẳng (hình 5.10b) có cấu tạo gần giống lưỡi nạo nhưng xới được hai phía và khác nhau về giá trị của các góc γ, α, β.
- Lưỡi mũi tên vạn năng (hình 5.10c) có các góc γ, α, β lớn nên tăng khả năng làm tơi đất khi xới và có độ sâu xới lớn.
- Lưỡi xới mũi đục (hình 5.10d) có bề rộng nhỏ, có độ cong thích hợp để hướng lực tập trung vào một điểm cách mặt đồng 1/3 độ sâu xới do vậy có sức nén công phá làm tơi đất, cải tạo và chăm sóc đồng cỏ, chống xói mòn.
- Lưỡi mũi dao và mũi nhọn (hình 5.10e) cũng có độ cong thích hợp lại có bề rộng lớn hơn nên sức công phá làm tơi khỏe, thường dùng để xới tơi. Lưỡi mũi nhọn lắp rời còn có thể đổi đầu để tăng thời gian sử dụng của lưỡi xới.
- Lưỡi xới vun có diệp và cánh (hình 5.10f): Lưỡi này gồm mũi diệp đi trước làm cỏ, diệp có độ cong thích hợp làm tơi thêm rồi chuyển sang cánh để vun đất vào gốc cây. Ở các công cụ xới, làm cỏ ruộng nước, bộ phận làm việc có dạng răng đinh hoặc dao.
Hình 5.10: Một số loại lưỡi xới
a - lưỡi nạo một phía; b - lưỡi mũi tên phẳng; c - lưỡi mũi tên vạn năng; d - lưỡi mũi đục; e - lưỡi mũi nhọn; g - lưỡi mũi đao; h - răng làm tơi;
i, k - lưỡi vun hai phía; l - lưỡi vun một phía * Nguyên lý làm việc:
Khi làm việc, máy kéo kéo máy xới chuyển động. Các lưỡi xới có tác dụng xới một lớp đất bề mặt cùng cỏ rác và lật về một hoặc hai phía tuỳ theo loại lưỡi xới. Vị trí tương đối của lưỡi so với điểm dưới cùng của bánh xe theo phương thẳng đứng chính là độ sâu xới, độ sâu xới có thể điều chỉnh được bằng cách dịch chuyển lưới xới lên hoặc xuống.