a. Guồng gạt lúa
Nhiệm vụ của guồng là gạt lúa vào cho bộ phận cắt, giữ lúa để dao cắt và hất lúa đã cắt lên bộ phận chuyển lúa.
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, guồng gặt có các cấu trúc như sau:
- Guồng gặt thông thường (hình 6.2):
Các cánh gạt lắp cố định trên các tia guồng gạt không thay đổi độ nghiêng. Loại guồng gặt này thường lắp trên các máy để thu hoạch lúa có cây đứng hoặc có độ nghiêng cây không đáng kể.
Hình 6.2: Guồng gặt thông thường - Guồng gặt sai tâm ( hình 6.3):
Guồng gặt sai tâm khác với guồng gặt thông thường ở chỗ có thể thay đổi được độ nghiêng của cánh gạt so với phương thẳng đứng, đồng thời ở mọi vị trí các cánh gạt luôn song song với nhau phụ thuộc vào trạng thái của cây lúa. Cấu trúc như thế sẽ thuận lợi khi gặt lúa đổ. Để thực hiện đặc điểm kể trên, guồng gặt sai tâm có thêm một khung phụ đặt lệch tâm so với trục guồng gặt một đoạn đúng bằng độ dài tay quay liên kết khung chính với khung phụ. Cấu trúc này tạo thành cơ cấu hình bình hành (hai cặp cạnh song song là tia khung
chính - tia khung phụ và tay quay nối khung chính với khung phụ - khoảng lệch tâm giữa hai khung.
Đối với khung phụ, tay quay lắp tự do nhưng lại liên kết cứng với trục của cánh gạt. Với cấu trúc như thế khi xô lệch cơ cấu hình bình hành sẽ làm cho toàn bộ các cánh gạt xoay đi một góc nào đó. Vị trí đó sẽ không đổi trong quá trình nếu ta giữ cố định vị trí khung con lăn đỡ khung phụ.
- Guồng gặt có cấu tạo đặc biệt
Tuỳ theo yêu cầu công việc, đòi hỏi phải tạo nên một kiểu guồng gặt đặc biệt có góc nghiêng của cánh gạt tuân theo một qui định đã định trước. Về cấu tạo bên ngoài cũng gần giống như guồng gặt thông thường, nhưng ở một phía của guồng gặt được trang bị một đường lăn cố định. Con lăn trên tay quay của thanh lắp cánh gạt chuyển động trên đường lăn đó. Như vậy, ở vị trí khác nhau cánh gạt có độ nghiêng khác nhau.
Hình 6.3: Guồng gặt sai tâm
1 - khung chính; 2 - thanh lắp cánh gạt (tia guồng); 3 - khung
phụ; 4 - con lăn đỡ khung phụ
b. Bộ phận cắt
Có nhiều kiểu bộ phận cắt khác nhau, tuy nhiên hiện nay người ta thường sử dụng một số kiểu sau đây:
Bộ phận cắt kiểu hai dao chuyển động tịnh tiến khứ hồi: Bộ phận cắt kiểu này có hai loại: loại một dao chuyển động - một dao cố định và loại hai dao chuyển động ngược chiều nhau. Trên dao của bộ phận cắt kiểu này có các răng cắt có dạng tam giác cân, các răng được mài sắc ở hai cạnh (hình 6.4). Nguyên lý cắt của bộ phận cắt kiểu này rất đơn giản: Khi lúa được cánh gặt gạt vào khe hở giữa hai dao, hai dao sẽ cắt lúa theo nguyên lý tông-đơ.
Hình 6.4: Bộ phận cắt kiểu hai dao chuyển động tịnh tiến khứ hồi
Bộ phận cắt có dao quay trong mặt phẳng nằm ngang: Bộ phận cắt kiểu này có thể là một đĩa tròn hay đĩa vuông, trên chu vi của nó lắp một số lưỡi cắt. Đĩa và lưỡi cắt cùng nằm chung trong mặt phẳng nằm ngang và quay với tốc độ khá lớn đủ để cắt cây. Số lượng lưỡi cắt trên lưỡi tính toán trên cơ sở đảm bảo quá trình cắt không gây ra hiện tượng uốn cây.
Hình 6.5: Bộ phận cắt có dao quay trong mặt phẳng nằm ngang c. Bộ phận dẫn động cho dao
Để tạo nên chuyển động tịnh tiến qua lại của dao, thường người ta dùng cơ cấu biên – tay quay, hình 6.6. Khi tay biên quay, thông qua thanh truyền sẽ làm cho bộ phận gắn lưỡi dao chuyển động tịnh tiến. Lưỡi dao lắp trên đó vì thế cũng chuyển động tịnh tiến theo.
Hình 6.6: Bộ phận dẫn động cho dao
d. Bộ phận chuyển lúa
Nhiệm vụ của bộ phận chuyển lúa là chuyển khối lúa đã được cắt tới bàn bó (máy gặt bó) hoặc xếp thành dải lúa trên ruộng (máy xếp dải).
Cấu tạo chung của bộ phận chuyển lúa gồm: hai dải xích hoặc đai phẳng có lắp các thanh ngang bằng gỗ, phía dưới lót bằng vải tẩm cao su nên lúa không bị lọt xuống khoảng giữa hai nhánh băng truyền. Trong điều kiện thu hoạch lúa ẩm thì băng truyền kiểu xích làm việc vững chắc hơn băng truyền kiểu đai phẳng.
Hình 6.7: Băng truyền chuyển lúa của máy gặt
e. Bộ phận rẽ lúa
Bộ phận rẽ cây đặt ở hai đầu bộ phận cắt, có nhiệm vụ tách khối lúa đã bị cắt ra khỏi khối cây chưa cắt, đồng thời hướng cây vào bộ phận cắt. Bộ phận rẽ bên đồng chưa gặt gọi là bộ phận rẽ bên trong; bộ phận rẽ bên đồng đã gặt gọi
là bộ phận rẽ ngoài. Đối với máy gặt lúa loại treo hoặc loại tự chạy có phần gặt đặt trước, thường bộ phận rẽ lúa hai bên giống nhau. Đối với máy gặt loại móc có phần gặt đặt bên, bộ phận rẽ hai bên khác nhau; thông thường bộ phận rẽ trong có kích thước lớn hơn bộ phận rẽ ngoài.
Hình 6.8: Một số bộ phận rẽ lúa