a. Máy bón phân vô cơ trên toàn bề mặt
* Cấu tạo chung:
Máy bón phân vô cơ trên toàn bề mặt có cấu tạo chung gồm các bộ phận sau: - Thùng đựng phân dùng để chứa phân có sức chứa phù hợp với loại máy và mức bón. Thùng chứa được làm bằng vật liệu chống gỉ hoặc có sơn một lớp sơn chống gỉ.
- Bộ phận làm tơi: có tác dụng làm tơi phân trước khi phận được đưa vào bộ phận bón.
- Bộ phận bón phân gồm có bộ phận cung cấp và tung phân, là bộ phận làm việc chính của máy. Bộ phận bón phân có nhiều loại với nguyên tác làm việc khác nhau.
- Hệ thống truyền động cho bộ phận bón: Bộ phận bón phân thường được truyền động từ bánh xe của máy kéo hoặc máy bón phân để đảm bảo mật độ bón. Cũng có loại nhận truyền động từ trục thu công suất của máy kéo; với loại này lực truyền lớn, song khi máy thay đổi tốc độ sẽ ảnh hưởng đến mật độ bón.
Trong các bộ phận trên thì bộ phận bón phân là bộ phận quan trọng nhất, dưới đây chúng ta sẽ xem xét bộ phận này:
* Bộ phận bón phân:
Có ba loại bộ phận bón phân vô cơ là: bộ phận bón phân loại trục tung, bộ phận bón phân loại đĩa tung và bộ phận bón phân loại xích gạt.
- Bộ phận bón phân loại trục tung, hình 5.4:
Thùng chứa phân 1 có khoét các lỗ hình bán nguyệt thông với đĩa cung cấp 2. Thành phía trước thùng có tấm làm tới 6. Khi làm việc các tấm 6 sẽ dịch chuyển qua lại làm tơi phân.
Đĩa cung cấp 2 có một nửa thông với đáy thùng phân, một nửa nằm phía ngoài. Khi làm việc, đĩa quay có tác dụng cung cấp phân từ trong thùng phân ra nửa ngoài của đĩa qua cửa ra phân 3. Phía trên đĩa cung cấp có trục tung phân
4. Trên trục này có lắp các cụm cánh tung phân, khi các cánh này quay phân sẽ được tung từ đĩa cung cấp ra mặt đồng.
Tấm dẫn phân 7 có tác dụng dồn phân từ tâm đĩa ra vành đĩa để phân được tung hết. Tấm chắn 5 ngoài nhiệm vụ đập làm tơi phân còn che chắn để máy có thể làm việc tốt hơn trong điều kiện mưa gió.
Mức bón phân được điều chỉnh bằng cách thay đổi tốc độ quay của đĩa cung cấp và độ mở cửa ra phân. Tốc độ quay của đĩa cung cấp phải nhỏ hơn tốc độ tự chảy của phân.
Hình 5.4: Bộ phận bón phân vô cơ loại trục tung
1 - thùng chứa phân 2 - đĩa cung cấp phân 3 - cửa điều chỉnh 4 - trục tung 5 - tấm chắn
6 - tấm làm tơi (tấm rung) 7 - tấm dẫn
- Bộ phận bón phân loại đĩa tung, hình 5.5:
Thùng đựng phân có đáy trước và sau, có khe hở để xích cung cấp đi qua kéo phân ra cửa 3 theo máng dẫn phân 4 tới đĩa tung phân 5. Khi làm việc hai đĩa tung phân quay ngược chiều nhau (như hình vẽ), phân được tung ra nhờ lực ly tâm. Để phân văng ra xa hơn người ta hàn thêm các đường gân trên đĩa. Việc hàn thêm các đường gân trên đĩa dẫn đến hiện tượng phân tung ra thành nhiều hình vành khăn đồng tâm làm giảm độ đồng đều của phân.
Để tung phân ra đều, người ta tính toán tốc độ quay của đĩa cung cấp cho phù hợp. Trong suốt quá trình tung phân, tốc độ quay của đĩa không đổi.
Hình 5.5: Bộ phận bón phân vô cơ loại đĩa tung
1 - thùng đựng phân; 2 - xích cung cấp phân; 3 - cửa điều chỉnh; 4 - cánh dẫn; 5 - đĩa tung phân
Bộ phận bón phân loại đĩa tung tuy mật độ đồng đều của phân trên mặt đồng còn hạn chế song có cấu trúc đơn giản, năng suất cao nên được sử dụng phổ biến trong sản xuất.
- Bộ phận bón phân vô cơ loại xích gạt, hình 5.6:
Bộ phận bón phân loại xích gạt gồm có xích răng xiên 2, răng xiên được bố trí nghiêng góc so với hướng chuyển động của xich một góc α sao cho phân có thể trượt trên răng qua cửa 3. Do trượt trên răng xiên nên phân được đưa xuống thành từng đợt, không đều. Để làm đều phân người ta đặt tấm chông 4 phía dưới cửa ra phân.
Lượng phân được điều chỉnh nhờ thay đổi tốc độ xích cung cấp và diện tích cửa ra phân.
Hình 5.6: Sơ đồ bộ phận bón phân loại xích gạt
1 - thùng đựng phân; 2 - xích tay gạt; 3 - cửa ra phân; 4 - tấm chông
b. Máy bón phân vô cơ theo hàng
Máy bón theo hàng có các bộ phận chính sau: thùng đựng phân, bộ phận làm tơi phân, ống dẫn phân, lưỡi rạch, hệ thống truyền động và cơ cấu điều chỉnh mức phân.
* Bộ phận bón phân kiểu cánh dẫn:
Bộ phận bón phân kiểu cánh dẫn (hình 5.7) có thùng chứa phân hình trụ, thành sát đáy thùng là đai dầy để tăng độ cứng của thùng. Hai bên đai khoét hai lỗ vuông làm cửa ra phân. Bên cạnh lỗ ra phân là cánh dẫn phân 4 lắp khớp bản lề với thành đai. Cánh dẫn phân có thể quay quanh khớp bản lề nhờ tay đòn tựa trên cung chia vạch 10 để biết được độ mở của cánh dẫn phân.
Dưới đáy thùng lắp đĩa cung cấp phân 6. Trên đĩa cung cấp hàn que khuấy. Khi làm việc đĩa cung cấp phân quay, que khuấy quay theo làm tơi phân, cánh dẫn phân gạt phân ra cửa ra phân xuống ống dẫn phân. Ống dẫn phân thường dùng dạng phễu, khi hỏng có thể thay thế. Trên thùng có thước báo mức phân giúp người công nhân có thể biết được mức phân còn lại trong thùng và độ bón đều giữa các thùng phân để có điều chỉnh kịp thời.
* Bộ phận bón phân theo hàng kiểu đĩa gạt:
Bộ phận bón phân theo hành kiểu đĩa gạt có cấu tạo như hình 5.8.
Đĩa cung cấp phân được bố trí một nửa nằm trong thùng, một nửa nằm ngoài thùng. Giữa nửa trong và nửa ngoài thông với nhau nhờ cửa 2. Cửa 2 có thể mở rộng hay thu hẹp để điều chỉnh lượng phân bón. Phía trên nửa đĩa ngoài thùng có đĩa gạt phân xuống ống dẫn được lắp trên trục, đĩa gạt có thể quay quanh trục đó.
Bộ phận bón phân kiểu đĩa gạt làm vón phân trong khi làm việc. Tuy nhiên, do có cấu trúc khá phức tạp và đòi hỏi bộ phận truyền động cho đĩa gạt nên giá thành cao, ít được sử dụng.
Hình 5.7: Sơ đồ bộ phận bón phân theo hàng kiểu cánh dẫn
1 - thùng đựng phân; 2 - que báo mức phân; 3 - que khuấy; 4 - cánh dẫn; 5 - ống dẫn phân; 6 - đĩa; 7 - đĩa cố
định; 8 - tấm chắn; 9 - tay đòn; 10 - cung chia vạch
Hình 5.8: Bộ phận bón phân theo hàng kiểu đĩa gạt
1 - thùng chứa phân; 2 - cửa; 3 - đĩa cung cấp; 4 - đĩa gạt;5 - ống dẫn phân;
6 - tấm hướng dẫn