Một số lưu ý khi sử dụng máy phát thực bì loại người mang

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 86)

- Làm tốt công tác chuẩn bị hiện trường làm việc: trước khi phát phải đi kiểm tra nhằm phát hiện và loại bỏ hoặc đánh dấu các vật cản bất ngờ như đá, mô đất, gốc cây….

- Trước khi khởi động máy phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng kỹ thuật của máy, đặc biệt phải siết chặt ốc giữ lưỡi phát (lưu ý, đây là ốc ren trái).

- Khi cho máy phát làm việc, tuyệt đối không cho người đi phía trước và ngang với lưỡi phát.

- Trong quá trình làm việc, người sử dụng phải chú ý quan sát, phát hiện những vật cản bất ngờ để tránh, đồng thời không cho máy làm tổn thương cây trồng, không cho lưỡi phát sát mặt đất và không phát những loại thực bì có thân quá cứng.

Câu hỏi ôn tập:

1. Cho biết các hình thức bón phân và yêu cầu kỹ thuật đối với máy bón phân. 2. Trình bày và cấu tạo và hoạt động của máy trộn phân hữu cơ.

3. Trình bày và cấu tạo và hoạt động của máy tung phân hữu cơ.

4. Trình bày và cấu tạo và hoạt động của bộ phận bón phân vô cơ loại trục tung.

4. Trình bày và cấu tạo và hoạt động của bộ phận bón phân vô cơ loại đĩa đĩa tung.

6. Trình bày và cấu tạo và hoạt động của máy xới.

7. Trình bày sơ đồ cấu tạo của máy phun thuốc theo nguyên tắc áp suất. Cấu tạo hoạt động của bộ phận tạo áp kiểu pít-tông và kiểu màng.

8. Trình bày sơ đồ cấu tạo và hoạt động của máy phun thuốc theo nguyên tắc thổi.

9. Cho biết những lưu ý trong quá trình sử dụng máy phun thuốc trừ sâu. 10. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy bơm nước pít-tông.

11. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy bơm nước ly tâm kiểu tiếp tuyến.

12. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy bơm nước ly tâm kiểu hướng trục.

CHƯƠNG VI: MÁY THU HOẠCH NÔNG NGHIỆP 6.1. MÁY GẶT LÚA

6.1.1. Yêu cầu đối với máy thu hoạch

- Bộ phận cắt phải đảm bảo cắt không sót cây, không gây hao phí hạt (như cắt vào bông lúa, rơi vãi bông lúa hoặc làm rụng hạt), tổng hao phí không được vượt quá 2%.

- Có khả năng thay đổi chiều cao cắt dễ dàng.

- Guồng gặt có thể điều chỉnh được vị trí và tốc độ quay một cách dễ dàng - Ở máy gặt bó, kích thước của bó lúa phải theo một quy cách nhất định. Lúa hất xuống ruộng phải tập trung lại thành từng đống.

- Ở máy gặt hàng lúa phải được xếp thành dải liên tục, bông lúa không tiếp xúc với đất.

- Các bộ phận làm việc vững chắc, an toàn. Trang bị của máy tiện lợi cho người sử dụng.

6.1.2. Phân loại máy gặt

Máy gặt được phân loại theo hai cách:

* Theo nhiệm vụ hoàn thành công việc và phương pháp thu hoạch gồm có: - Máy gặt người cào đống

- Máy gặt tự cào đống - Máy gặt bó

- Máy gặt xếp dải

* Theo phương pháp liên kết với máy kéo gồm có: - Máy gặt loại treo

- Máy gặt loại móc

6.1.3. Cấu tạo chung và nguyên tắc làm việc

Sơ đồ cấu tạo chung của máy gặt lúa có dạng sau:

Hình 6.1: Sơ đồ cấu tạo chung của máy gặt

1 - bộ phận cắt; 2 - guồng gặt; 3 - băng truyền lúa; 4 - thanh cân bằng; 5 - thanh giằng; 6 - hộp biến tốc; 7 - giá đỡ; 8 - hộp biến tốc của giá đỡ; 9 - bảng hứng; 10 - kích đỡ;

11 - trục truyền dẫn; 12 - thanh nâng

Về cấu tạo, máy gặt bao gồm các bộ phận chính là: guồng gặt, bộ phận cắt, bộ phận chuyển lúa, các bộ phận phụ trợ khác. Các bộ phận đó được lắp ghép với nhau trên khung máy và chuyển động trên các bánh của máy. Khi liên kết với máy kéo, máy gặt được bố trí lệch sơ với máy kéo để máy kéo không đi đè lên lúa trong quá trình gặt. Do máy gặt lắp lệch so với máy kéo nên trong quá trình chuyển động máy gặt bị mất cân bằng, để khắc phục người ta có bố trí bộ phận cân bằng.

Nguyên tắc hoạt động: Máy kéo kéo máy gặt chuyển động tiến vào ruộng lúa, bộ phận rẽ gạt lúa để máy gặt lúa được gọn gàng, không rơi vãi. Guồng gạt quay, cánh gạt sẽ gạt lúa cung cấp cho bộ phận cắt, bộ phận cắt thực hiện việc cắt lúa. Guồng gạt tiếp tục quay, cánh gạt gạt lúa đổ lên băng truyền lúa. Đồng thời lúc này cánh gạt tiếp theo của guồng sẽ gạt lúa đứng vào cho bộ phận cắt. Quá trình đó diễn ra liên tục cho đến khi bảng hứng đầy lúa, máy kéo dừng lại, đổ lúa rồi lại tiếp tục một tuần tự như trên.

6.1.4. Các bộ phận chính của máy gặt

a. Guồng gạt lúa

Nhiệm vụ của guồng là gạt lúa vào cho bộ phận cắt, giữ lúa để dao cắt và hất lúa đã cắt lên bộ phận chuyển lúa.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, guồng gặt có các cấu trúc như sau:

- Guồng gặt thông thường (hình 6.2):

Các cánh gạt lắp cố định trên các tia guồng gạt không thay đổi độ nghiêng. Loại guồng gặt này thường lắp trên các máy để thu hoạch lúa có cây đứng hoặc có độ nghiêng cây không đáng kể.

Hình 6.2: Guồng gặt thông thường - Guồng gặt sai tâm ( hình 6.3):

Guồng gặt sai tâm khác với guồng gặt thông thường ở chỗ có thể thay đổi được độ nghiêng của cánh gạt so với phương thẳng đứng, đồng thời ở mọi vị trí các cánh gạt luôn song song với nhau phụ thuộc vào trạng thái của cây lúa. Cấu trúc như thế sẽ thuận lợi khi gặt lúa đổ. Để thực hiện đặc điểm kể trên, guồng gặt sai tâm có thêm một khung phụ đặt lệch tâm so với trục guồng gặt một đoạn đúng bằng độ dài tay quay liên kết khung chính với khung phụ. Cấu trúc này tạo thành cơ cấu hình bình hành (hai cặp cạnh song song là tia khung

chính - tia khung phụ và tay quay nối khung chính với khung phụ - khoảng lệch tâm giữa hai khung.

Đối với khung phụ, tay quay lắp tự do nhưng lại liên kết cứng với trục của cánh gạt. Với cấu trúc như thế khi xô lệch cơ cấu hình bình hành sẽ làm cho toàn bộ các cánh gạt xoay đi một góc nào đó. Vị trí đó sẽ không đổi trong quá trình nếu ta giữ cố định vị trí khung con lăn đỡ khung phụ.

- Guồng gặt có cấu tạo đặc biệt

Tuỳ theo yêu cầu công việc, đòi hỏi phải tạo nên một kiểu guồng gặt đặc biệt có góc nghiêng của cánh gạt tuân theo một qui định đã định trước. Về cấu tạo bên ngoài cũng gần giống như guồng gặt thông thường, nhưng ở một phía của guồng gặt được trang bị một đường lăn cố định. Con lăn trên tay quay của thanh lắp cánh gạt chuyển động trên đường lăn đó. Như vậy, ở vị trí khác nhau cánh gạt có độ nghiêng khác nhau.

Hình 6.3: Guồng gặt sai tâm

1 - khung chính; 2 - thanh lắp cánh gạt (tia guồng); 3 - khung

phụ; 4 - con lăn đỡ khung phụ

b. Bộ phận cắt

Có nhiều kiểu bộ phận cắt khác nhau, tuy nhiên hiện nay người ta thường sử dụng một số kiểu sau đây:

Bộ phận cắt kiểu hai dao chuyển động tịnh tiến khứ hồi: Bộ phận cắt kiểu này có hai loại: loại một dao chuyển động - một dao cố định và loại hai dao chuyển động ngược chiều nhau. Trên dao của bộ phận cắt kiểu này có các răng cắt có dạng tam giác cân, các răng được mài sắc ở hai cạnh (hình 6.4). Nguyên lý cắt của bộ phận cắt kiểu này rất đơn giản: Khi lúa được cánh gặt gạt vào khe hở giữa hai dao, hai dao sẽ cắt lúa theo nguyên lý tông-đơ.

Hình 6.4: Bộ phận cắt kiểu hai dao chuyển động tịnh tiến khứ hồi

Bộ phận cắt có dao quay trong mặt phẳng nằm ngang: Bộ phận cắt kiểu này có thể là một đĩa tròn hay đĩa vuông, trên chu vi của nó lắp một số lưỡi cắt. Đĩa và lưỡi cắt cùng nằm chung trong mặt phẳng nằm ngang và quay với tốc độ khá lớn đủ để cắt cây. Số lượng lưỡi cắt trên lưỡi tính toán trên cơ sở đảm bảo quá trình cắt không gây ra hiện tượng uốn cây.

Hình 6.5: Bộ phận cắt có dao quay trong mặt phẳng nằm ngang c. Bộ phận dẫn động cho dao

Để tạo nên chuyển động tịnh tiến qua lại của dao, thường người ta dùng cơ cấu biên – tay quay, hình 6.6. Khi tay biên quay, thông qua thanh truyền sẽ làm cho bộ phận gắn lưỡi dao chuyển động tịnh tiến. Lưỡi dao lắp trên đó vì thế cũng chuyển động tịnh tiến theo.

Hình 6.6: Bộ phận dẫn động cho dao

d. Bộ phận chuyển lúa

Nhiệm vụ của bộ phận chuyển lúa là chuyển khối lúa đã được cắt tới bàn bó (máy gặt bó) hoặc xếp thành dải lúa trên ruộng (máy xếp dải).

Cấu tạo chung của bộ phận chuyển lúa gồm: hai dải xích hoặc đai phẳng có lắp các thanh ngang bằng gỗ, phía dưới lót bằng vải tẩm cao su nên lúa không bị lọt xuống khoảng giữa hai nhánh băng truyền. Trong điều kiện thu hoạch lúa ẩm thì băng truyền kiểu xích làm việc vững chắc hơn băng truyền kiểu đai phẳng.

Hình 6.7: Băng truyền chuyển lúa của máy gặt

e. Bộ phận rẽ lúa

Bộ phận rẽ cây đặt ở hai đầu bộ phận cắt, có nhiệm vụ tách khối lúa đã bị cắt ra khỏi khối cây chưa cắt, đồng thời hướng cây vào bộ phận cắt. Bộ phận rẽ bên đồng chưa gặt gọi là bộ phận rẽ bên trong; bộ phận rẽ bên đồng đã gặt gọi

là bộ phận rẽ ngoài. Đối với máy gặt lúa loại treo hoặc loại tự chạy có phần gặt đặt trước, thường bộ phận rẽ lúa hai bên giống nhau. Đối với máy gặt loại móc có phần gặt đặt bên, bộ phận rẽ hai bên khác nhau; thông thường bộ phận rẽ trong có kích thước lớn hơn bộ phận rẽ ngoài.

Hình 6.8: Một số bộ phận rẽ lúa

6.2. MÁY THU HOẠCH NGÔ

6.2.1. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của máy thu hoạch ngô

Máy thu hoạch ngô có cấu tạo chung gồm các bộ phận làm việc chính sau: bộ phận cắt, bộ phận gạt và cung cấp cây, bộ phận tách bắp, bộ phận làm sạch, bộ phận thái. Tùy theo từng loại máy mà số bộ phận làm việc có thể đầy đủ như trên hoặc thiếu một vài bộ phận. Sơ đồ cấu tạo chung của máy thu hoạch ngô như sau:

Hình 6.9: Sơ đồ cấu tạo chung của máy thu hoạch ngô

1 - buồng lái; 2 - động cơ; 3 - bánh lái; 4 - biến tốc; 5 - tiếp nhận; 6 - trục cuốn; 7 - điều khiển trống; 8 - trống - máng; 9 - quạt; 10 - làm sạch;

11 - tiếp nhận hạt; 12 - dây truyền hạt; 13 - thùng chứa; 14 - vít xả; 15 - bộ nhận tẽ; 16 - băng gạt; 17 - băng tiếp nhận

6.2.2. Các bộ phận chính của máy thu hoạch ngô

a. Bộ phận cắt

Bộ phận cắt của máy thu hoạch ngô có thể chia thành hai nhóm: nhóm bộ phận cắt có đế tựa và nhóm bộ phận cắt không có đế tựa. Trong thực tế người ta phân loại thành: bộ phận cắt loại chuyển động tịnh tiến và bộ phận cắt loại chuyển động quay.

- Bộ phận cắt loại chuyển động tịnh tiến (hình 6.10) thuộc nhóm bộ phận cắt có đế tựa. Cấu tạo bộ phận cắt loại này gồm có sống dao 1, trên đó có lắp các

lưỡi cắt 5. Các tấm kê 4, 6 lắp trên giá đỡ 2. Nhờ có tấm ép 7 dao được ép vào tấm kê. Khi làm việc, dao chuyển động tịnh tiến qua lai và cắt cây đi vào khoảng giữa lưỡi cắt và tấm kê.

Hình 6.10: Bộ phận cắt loại chuyển động tịnh tiến của máy thu hoạch ngô

1 - sống dao; 2 – giá đỡ bộ phận cắt; 3 - tấm đỡ; 4 - tấm kê bên trái; 5 - lưỡi cắt; 6 - tấm kê bên trái; 7 - tấm ép; 8 - móc giữ; 9,12,18 - đệm; 10 - tấm tựa sống dao;

11 - tấm ép giữa; 13 - thanh tựa; 14 - thanh ép; 15 - đầu dao; 16 - gót dao; 17 - tấm đệm; 19 - khung bộ phận cắt; 20 - tấm đỡ dao;

21 - cơ cấu biên - tay quay; 22 - biên

- Bộ phận cắt loại quay gồm hai kiểu: kiểu có trục quay đứng và kiểu có trục quay nằm ngang.

Hình 6.11: Bộ phận cắt có trục quay

thẳng đứng Hình 6.12: Bộ phận cắt có trục quay nằm ngang

- Bộ phận cắt loại quay kiểu trục quay đứng có dạng lưỡi cắt quay trong mặt phẳng nằm ngang. Trên các máy thu hoạch ngô thường dùng loại lắp các lưỡi cắt (hình 6.11) và loại đĩa tròn có mài sắc cạnh (hình 6.12).

- Bộ phận cắt loại quay kiểu trục nằm ngang (dùng cho máy thu hoạch làm thức ăn gia súc) có nhiệm vụ cắt cây, đồng thời thực hiện thái nhỏ cây (hình 6.12).

b. Bộ phận gạt và cung cấp cây

Cấu trúc bộ phận gạt và cung cấp cây phụ thuộc vào sự bố trí của máy, vị trí và các thông số của bộ phận phụ trợ.

- Bộ phận gạt cây dùng để gạt các cây không đúng hàng hoặc nâng các cây ngả vào bộ phận cắt hoặc bộ phận tách bắp, hình 6.13 và 6.14.

Đối với máy thu hoạch ngô theo hàng bộ phận gạt thường là hai xích có lắp các tay gạt nghiêng đi một góc nào đó so với hướng chuyển động của máy.

Đối với máy thu hoạch ngô trên toàn bề mặt thì guồng gạt đóng vai trò bộ phận gạt. Cấu trúc guồng gạt tương tự guồng gạt máy thu hoạch lúa nhưng có kích thước lớn hơn.

- Bộ phận cung cấp cây có nhiệm vụ tiếp nhận cây ngô đã bị cắt cung cấp cho bộ phận tách bắp (có một số máy bộ phận cung cấp tiếp nhận cây ngô chưa cắt). Căn cứ vào phương pháp cung cấp và cấu tạo của bộ phận này, máy thu hoạch ngô chia làm hai loại: Máy thu hoạch ngô trên toàn bề mặt và máy thu hoạch ngô theo hàng.

Hình 6.13: Bộ phận gạt và cung cấp cây của máy thu hoạch ngô trên toàn bộ bề mặt

1 - cây; 2 - guồng gạt (bộ phận gạt); 3 - trục cuốn tiếp nhận; 4 - trục tách bắp; 5 - trục giữ; 6 - băng chuyền cung cấp

Hình 6.14: Bộ phận gạt và cung cấp cây của máy thu hoạch theo hàng

a - nhiều dãy xích có tay gạt; b - một dãy xích không có tay gạt

Đối với máy thu hoạch ngô trên toàn bề mặt bộ phận cung cấp là một băng chuyền xích chuyển động trên mặt phẳng nghiêng (hình 6.13).

Đối với máy thu hoạch ngô cắt theo hàng, bộ phận cung cấp thường là các cặp xích ống bạc con lăn, có hai nhánh làm việc ép sát vào nhau nhờ lực ép của lò xo. Các cặp xích nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Số cặp xích cung cấp bằng số hàng cần thu hoạch.

c. Bộ phận tách bắp

Bộ phận tách bắp có hai loại: loại tách bắp mà thân cây không bị cắt (bộ phận tách bắp kiểu trục cuốn) và loại tách bắp khi cây ngô đã bị cắt (loại máy liên hợp).

Bộ phận tách bắp loại máy liên hợp được phân loại như sau: - Căn cứ vào vị trí trục tách bắp ta có:

Bộ phận tách bắp có trục đặt dọc Bộ phận tách bắp có trục nằm ngang Bộ phận tách bắp có trục đặt đứng

- Căn cứ vào phương pháp cung cấp cây cho bộ phận tách bắp, ta có: Bộ phận tách bắp có cây cung cấp tự do

Bộ phận tách bắp có cây cung cấp tự do hạn chế Bộ phận tách bắp có cây cung cấp cưỡng chế - Căn cứ vào quá trình hình thành công việc, ta có:

Bộ phận tách bắp kéo cây qua khe hở đồng thời với việc tách bắp

Một phần của tài liệu Bài giảng máy nông nghiệp (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)