Ương theo phương pháp thâm canh

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 30 - 33)

* Yêu cầu chất lượng nước bể ương

- Độ muối : Thời gian đầu 30  320/00, sau 1 tuần có thể giữ nguyên hoặc giảm dần độ muối xuống 22  250/00 đều đảm bảo.

- pH : 7,5  8,2

- Oxy hoà tan : Luôn luôn trên 6mg/l - NH3 dưới 0,1 mg/l.

* Mật độ ương

Cá 1  10 ngày tuổi ương 70  80 con/lít. Cá 11  20 ngày tuổi ương 20  30 con/lít. Cá 21  30 ngày tuổi ương 10 con/lít.

* Cho ăn

Khi cá mở miệng bắt đầu cho ăn. Mặc dù ấu trùng cá giò thường hết noãn hoàng ( giọt dầu ) trong vòng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 từ sau khi nở ấu trùng có giọt dầu to sẽ kết thúc muộn hơn ấu trùng có giọt dầu nhỏ. Cá mở miệng vào ngày thứ 3 sau khi nở.

Từ sáng ngày thứ 3: cho tảo isochrysis và tảo nanochloropsis mật độ 50 vạn tb/ml.

Từ chiều ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 cho ăn luân trùng siêu nhỏ (Super small sizze rotifer) không cường hoá.

Từ ngày 5 đến ngày 10 cho ăn luân trùng siêu nhỏ và luân trùng nhỏ có cường hoá.

Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 8 cho ăn Artemia siêu nhỏ (artemia Vĩnh châu cỡ 240  250mm) không cường hoá vì hàm lượng HUFA của loại Artemia này rất cao (7 mg/1g trứng).

Từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 25; 26 cho ăn Artemia cường hoá.

Từ ngày 15 đến khi đạt chiều dài 5  6 cm có thể cho ăn nauplius của copepoda rồi tiến tới cho ăn copepoda trưởng thành và luyện cho cá ăn thức ăn hỗn hợp.

Từ ngày 25, 26 trở đi có thể cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp. Thức ăn hỗn hợp sử dụng ương cá giò ( tại Cát Bà ) là Bio-optimal sản xuất tại Đan Mạch với các cỡ hạt 0,3mm; 0,5  0,6mm; 0,8  1,0mm và 1,2mm.

Chú ý : Trước khi cho ăn phải loại bỏ hết các thức ăn cũ (kể cả thức ăn tươi sống) ra khỏi bể ương. Cho ăn mỗi ngày 3  4 lần với mật độ.

Luân trùng : 10  15 con/ml Artemia: 1  2 con/ml Copepoda: 1 con/ml

TAHH : Cho ăn thoả mãn nhu cầu bằng cách quan sát trực tiếp bằng mắt thường, khi cá ngừng bắt mồi thì dừng cấp thức ăn.

* Quản lý bể ương

Thay nước định kỳ với lượng đảm bảo, thời gian đầu không thay nhiều quá làm sốc cá. Luôn giữ hàm lượng oxy trong nước trên 6mg/l. Tỷ lệ nước thay hàng ngày tăng dần theo độ tuổi của cá.

Cá 1  10 ngày tuổi hàng ngày thay 10  20% Cá 11  20 ngày tuổi hàng ngày thay 30  50% Cá trên 20 ngày tuổi hàng ngày thay 100  200% Duy trì điều kiện môi trường nước:

Nhiệt độ ổn định, tốt nhất không thay đổi quá 10C trong 1 ngày đêm. Các điều kiện thuỷ lý, thuỷ hoá khác luôn luôn đảm bảo.

Khi cá 25 ngày tuổi trở lên tiến hành lọc phân đàn cá thành nhiều cỡ để ương riêng, tránh hiện tượng cá ăn thịt lẫn nhau (chú ý khi cá còn nhỏ dùng gáo múc cả cá và nước không dùng vợt để vớt, khi cá lớn 5  6 cm trở lên mới dùng vợt để vớt).

Hàng ngày tiến hành xả nước ở rốn bể và siphon đáy loại cá chết và thức ăn thừa ra khỏi bể ương.

Vệ sinh trống lọc và vớt váng hàng ngày.

Khi cá đạt 30  35 ngày tuổi trở lên, đạt chiều dài 5  7 cm hầu hết đã trải qua hậu biến thái (Metamorphosis), có thể chuyển xuống lồng bè ương tiếp 1 tháng nữa để thành cá giống dài 10  12 cm là cỡ thích hợp cho nuôi lớn.

* Nuôi thức ăn tươi sống

+ Giữ giống tảo thuần Isochysis galbanaNanochloropsis oculata trong bình cầu 5- 10 lít, môi trường giữ giống là môi trường nước biển lọc qua finter cartrige cỡ 0,2m, bón môi trường Conway- walne với liều lượng 2ml/l, sục khí 24/24, vòi sục khí được lắp qua màng lọc 0,2m và có bổ xung CO2 ngày 3- 4 lần mỗi lần 15 phút. Bình giữ giống tảo thuần được đặt trong phòng có lắp đèn neon chiếu sángđể cung cấp ánh sáng cho tảo quang hợp và lắp điều hoà nhiệt độ để luôn luôn duy trì nhiệt độ trong phòng 23- 250C.

+ Nuôi sinh khối tảo trên túi nilon 50 lít:

Nước biển có độ mặn, pH thích hợp được lọc qua cát, tiếp đến qua finter cartrige 1m rồi bơm vào túi nilon.

Thả giống tảo thuần vào với mật độ ban đầu từ 15- 1,5 triệu tb/ml. Bón môi trường Conway- walne với lượng 1ml/l nước nuôi.

Sục khí 24/24 có hoà CO2 mỗi ngày 3- 4 lần, mỗi lần 15- 20 phút vào mạng sục khí.

Khi tảo đạt mật độ 14- 15 triệu tb/ml thì tiến hành thu hoạch. + Nuôi luân trùng thâm canh:

Loài luân trùng được nuôi để sử dụng ương ấu trùng cá giò là Brachionus plicatilis, dòng có kích thước 250- 270m. Nuôi trên bể composis thể tích 0,5- 1m3 sục khí tương đối mạnh. Dùng nước biển lọc qua lưới hoặc qua finter cartrige 10m. Độ mặn 28- 30‰, nhiệt độ 25- 280C, pH= 7,8- 8,2 để nuôi luân trùng.

Bể nuôi luân trùng được đặt trong nhà có mái che tránh ánh sáng mặt trời chiếu tực tiếp xuống bể.

Thả giống luân trùng với mật độ ban đằu 50- 100con/ml.

Hàng ngày cho luân trùng ăn tảo Isochrysis, nanochloropsis, với mật độ 9- 10 triệu tb/ ml. Song song với cho tảo là cho luân trùng ăn men bánh mỳ20- 3- 50 gam/ngày/bể 0,5m3 (mật độ luân trùng càng cao càng phải cho ăn nhiều và nhiều lần cho ăn).

Đặt vải hấp thụ các tạp chất lơ lửng trong bể nuôi luân trùng và hàng ngày giặt tấm vải hấp thụ đó.

Cứ 3 ngày rửa luân trùng một lần bằng dụng cụ chuyên ding và chuyển sang bẻ mới để nuôi tiếp.

Sau 5- 6 ngày khi mật độ luân trùng đạt 800- 1000 con/ml thì thu hoạch để sử dụng.

+ Cường hoá luân trùng và artemia:

Sử dụng bể có thể tích 300- 500lít đẻ làm bể cường hoá luân trùng, artemia

Đối với luân trùng: thu luân trùng từ bể nuôi sinh khối rửa sạch trên dụng cụ chuyên dùng rồi đưa vào bể cường hoá.

Bảng: Biện pháp cường hoá luân trùng và Artemia

Tên các thông số trong bể cường hoá Luân trùng Artemia

Mật độ luân trùng, artemia 1000 300

Thời gian cường hoá (giờ) 6 24

Hàm lượng dung dịch selco (g/l) 0,05 0,6

Hàm lượng men bánh mì (g/l) 0,05 0

Mật độ tảo Isochrysis 5 triệu 0

Mật độ tảo Nanochloropsis (tb/ml) 10 triệu 10 triệu

2.2.5.2. Ương theo phương pháp đơn giản

Ngoài phương pháp ương thâm canh cá giò từ bột lên giống như đã giới thiệu ở trên, chúng ta có thể ương cá giò theo phương pháp đơn giản bằng cách gây nuôi thức ăn tươi sống trên ao đất nước lợ được cải tạo ao bón vôi, phân như cải tạo một ao ương tôm. Ương ấu trùng cá giò trên bể xi măng có lắp đặt đèn chiếu sáng và có sục khí. Nuôi tảo Nanochloropsis và nuôi luân trùng trên hệ thống bể xi măng 2- 4m3 để cung cấp vào bể ương trong 2- 3 ngày đầu khi cá vừa mở miệng.

Pha muối nâng độ mặn nước lợ (18- 22‰) lên bằng độ mặn nước biển 30‰ để cấp vào bể ương rồi thả cá bột.

Hàng ngày sử dụng tảo trong bể xi măng và vớt SVPD trong ao đất đưa vào bể ương cho cá ăn.

Các SVPD này chủ yếu là luân trùng và Copepoda, do nuôi ở ao hàm lượng dinh dưỡng của chúng cao nên không cần cường hoá trước khi cho ăn.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)