f. Quản lý lồng bè và chăm sóc khác
5.2.1. Kỹ thuật vớt cá bột, cá giống
Bãi đẻ cá bột cá măng chủ yếu nằm ở các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu nhất là ở ba tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Cá bột thương xuát hiện ở các Vịnh ít sóng gió, độ mặn 20- 2520/00, pH 7,5- 8,5, chất đáy cát, cát pa một ít bùn và là nơi có nhiều sinh vật phù du phát triển, bãi thoáng, hàm lượng oxy hoà tan cao trên 4 mg/lít.
Mùa vụ vớt: hàng năm có 2 vụ vớt cá bột măng
Vụ 1: Từ tháng 4 đến tháng 6 cá vớt vụ này có chất lượng tốt, số lượng nhiều. Vụ 2: Từ tháng 8 đến tháng 10, thời gian này mưa nhiều, độ mặn giảm thấp, chất lượng và tốc độ sinh trưởng của cá kém hơn vụ một.
Phương pháp vớt: có thể sử dụng các dụng cụ và phương pháp vớt như sau:
Dùng vải màn tuyn làm thành lưới kéo, 2 người cầm 2 cán lưới kéo ngược hướng gió, ngược hướng nước chảy, cho lưới ngập nước để nghiêng 1 góc 450, khi cá vào nhiều nhấc cán lên dồn cá về một góc dùng ca để múc cá, chú ý luôn luôn để cá ngập nước để trnáh tử vong cho cá.
Vợt tam giác (còn gọi là nhũi, te) cầm cán vợt đẩy ngược hướng gió, ngược dòng nước chảy để đưa cá vào lưới khi cá vào nhiều nhấc đầu vợt lên dồn cá vào phía sau dùng ca để múc cá.
Lưới bắt cá hương lên cá giống
Cầm lưới chắn cá, dải dây bao đầu cá (dây bao đàn cá là dây xâu các vỏ ngao sò khi kéo sẽ phát ra tiếng động làm cho cá sợ) rồi kéo dây dồn cá về phía lưới, cuối cùng dùng lưới bao đàn cá và dùng vợt vớt cá.