Nuôi cávược trong lồng

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 69 - 72)

f. Quản lý lồng bè và chăm sóc khác

4.3.1.2. Nuôi cávược trong lồng

Nuôi cá Vược trong lồng trên biển đang được phát triển rộng rãi ở các nước Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Hồng Kông và Singapore. Thành công của phương pháp nuôi này và triển vọng về kinh tế của nó rất có ý nghĩa cho việc phát triển hệ thống nuôi biển trên qui mô lớn.

a.Vị trí thích hợp cho nuôi lồng

Tránh những nơi sóng to, gió lớn. Vị trí thích hợp thường ở vùng vịnh khuất, đầm, eo biển hoặc biển nội địa.

Dòng chảy: nơi ít bị ảnh hưởng bởi dao động của thuỷ triều. tránh đặt lồng ở nơi có dòng chảy mạnh. Thích hợp trong khoảng 0,2- 0,7 m/s.

Nồng độ muối: chọn nơi có độ mặn từ 13- 300/00.

Sinh vật bám: tránh xa vùng có nhiều sinh vật bám.

Chất lượng nước: tránh xa nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp, nông nghệp, sinh hoạt cũng như những độc tố môi trường khác.

b.Thiết kế và xây dựng lồng

Một cách tổng quát, lồng có dạng hình chữ nhật hay vuông với kích cỡ từ 20- 100 m3 là thích hợp vì dễ làm, dễ quản lý và bảo trì. Lồng được làm bằng lưới nilon có kích thước mắt lưới thay đổi từ 2  3cm tuỳ vào kích cỡ cá nuôi.

Bảng: Chọn cỡ mắt lưới phù hợp với cỡ cá. Cỡ mắt lưới ( cm ) Cỡ cá ( cm ) 0,5 1 2 4 1 - 2 5 - 10 20 - 30 > 25 Có 2 loại lồng dùng nuôi cá vược như sau:

* Lồng nổi

Lồng lưới được gắn vào khung tr, gỗ hay ống GI. Lồng được giữ nổi bằng những vật liệu nổi như: thùng nhựa, thùng mốp hay tre. Định hình lồng bằng cách dùng những khối bê tông cột vào các góc của đáy lồng. Kích thước lồng thích hợp là 50m3 (5 x 5 x 2 m).

* Lồng cố định

Cố định lồng bằng các cọc tre, gỗ ở 4 góc. Kiểu này rất phổ biến ở những vịnh cạn do dễ lắp đặt.

c.Lựa chọn giống và thả giống

Chọn những cá khoẻ mạnh, không sây sát, không rách đuôi, vây vẩy nguyên vẹn. Trước khi thả vào lồng nên thuần hoá để cá thích nghi dần với môi trường mới như : Độ sâu, độ muối, và nhiệt độ. Tắm cho cá bằng loại thuốc có khả năng diệt mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ...).

Khi thả cá cần tuân thủ các thao tác sau: Ngâm túi cá trong lồng chuẩn bị nuôi khoảng 15  20 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi với môi trường, sau đó mở miệng túi cho nước tràn vào từ từ, nghiêng túi cho cá bơi dần ra ngoài. Không mở túi đổ cá ngay ra lồng, cá sẽ bị sốc.

Khi thả cá cần thao tác nhẹ nhàng, trường hợp cá yếu do vận chuyển, nên nhốt riêng cá trong thùng có sục khí cho đều đến khi cá hoạt động bình thường mới thả .

Thả cá giống vào lúc trời mát, sáng sớm (6- 8 giờ) hoặc chiều tối (từ 20- 22 giờ). Chọn cá cùng cỡ thả trong một lồng để tránh cạnh tranh mồi và ăn thịt lẫn nhau.

Mật độ thả thường từ 40 50con/m3. Sau 2 3 tháng nuôi cá đạt khối lượng 150

200g/con, lúc này giảm mật độ còn 10 20 con/m3. Nên dành một số lồng dự trữ để sử dụng khi chuyển cá giống, sửa chữa hay làm vệ sịnh lồng. Thường xuyên kiểm tra lồng, phân cỡ cá và điều chỉnh mật độ nuôi.

Bảng: Tăng trưởng (g/con) hàng tháng của cá vược nuôi lồng ở các mật độ nuôi khác nhau (Theo Sakares, W. 1982)

Thời gian nuôi

(tháng) Mật độ (con/m 2) 16 24 32 0 67,80 67,80 67,80 1 132,33 137,53 139,20 2 225,20 229,10 225,50 3 262,88 267,50 264,11 4 326,15 331,97 311,50 5 381,08 384,87 358,77

6 498,55 487,06 455,40

d. Chăm sóc và quản lý

* Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn: Hiện nay la vấn đề lớn mà nghề nuôi cá vược đang phải đương đầu. Hiện tại, cá tạp là nguồn thức ăn được dùng duy nhất cho nuôi cá vược.

Cách cho ăn: Cá tạp tươi băm nhỏ, cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng (8 giờ) và buổi chiều (17 giờ), với 10% khối lượng cá trong 2 tháng đầu. Sau đó chỉ cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều với 5% khối lượng cá. Chỉ nên cho ăn khi cá bơi gần mặt nước.

Do nguồn cá tạp không đủ hoặc do hiếm và đắt nên cám gạo và tấm được dùng trộn thêm để giảm lượng cá tạp sử dụng. Tuy nhiên, giá thành thức ăn vẫn còn cao mặc dù áp dụng phương pháp hạ giá này. Việc phối trộn nguyên liệu được làm như sau:

Bảng: Phối trộn nguyên liệu làm thức ăn cho cá vược

Thành phần Phần trăm (%)

Cá tạp

Cám hoặc tấm

70 30

Một bước phát triển mới trong thời gian gần đây trong việc cải tiến khẩu phần ăn của cá vược là đã sử dụng thức ăn ẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thức ăn này vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, thành phần loại thức ăn này như sau:

Bảng: Phối hợp khẩu phần thức ăn ẩm

Thành phần Phần trăm (%) Bột cá Cám Bột đậu nành Bột bắp Bột lá

Dầu mực hoặc dầu cá Tinh bột Vitamin hỗn hợp 35 20 15 10 3 7 8 2 * Quản lý lồng nuôi

Thường xuyên theo dõi lồng, nếu lồng bị hư , hại phải sửa chữa hoặc thay mới.

Vệ sinh lồng bè định kỳ 2 3 tháng 1 lần như: Giặt lưới, thay lưới, tẩy sinh vật bám ... Hàng tháng tiến hành phân lọc cá thể theo từng nhóm kích thước. Nuôi riêng để tránh cá lớn tranh cá bé.

Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn, hoặc xuất hiện dịch bệnh cần có biện pháp xử lý Khi có bão, hoặc khu vực nuôi môi trường bị nhiễm bẩn cần di chuyển bè tới nơi khác để đảm bảo an toàn.

e. Thu hoạch

Cá thu hoach thường sau 8 - 12 tháng nuôi khi cá đạt cỡ 1 - 1,5kg/con.

Không cho cá ăn 1-2 ngày trước bán. Kiểm tra lưới lồng trước khi thu hoạch xem có bị rách hoặc hư hại, phòng cá thoát ra ngoài.

Nâng lưới chầm chậm lên dồn cá về một góc, dùng vợt có lưới mềm để bắt cá.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)