Phân bố theo sinh thá

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 56 - 57)

f. Quản lý lồng bè và chăm sóc khác

4.1.2.2. Phân bố theo sinh thá

Cá vược là loài rộng muối và có tập tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục tìm thấy ở vùng cửa sông, hồ hay các đầm nước lợ nơi có nồng độ muối dao động 30- 320/00 và độ sâu 10- 15 m. Chúng thường sống ở vùng nước ven bờ, cửa sông, rừng ngập mặn cho tới độ sâu 40m.

Giai đoạn cá mới nở (15  20 ngày tuổi, dài 0,4  0,7cm) thường phân bố ven biển gần các cửa sông nước lợ, cá cỡ 1cm có thể tìm thấy cả trong các thuỷ vực nước ngọt (Kungvamkij 1971). Trong tự nhiên, cá vược sinh trưởng ở nước ngọt, nước lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ.

Hình 6. Cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1970)

4.1.3 Vòng đời

Cá vược trải qua phần lớn thời gain sinh trưởng (2- 3 năm) trong các thuỷ vực nước ngọt như: sông, hồ nơi nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3- 5 kg sau 2- 3 năm. Cá trưởng thành 3- 4 năm tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ muối dao động 30- 320/00 để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá đẻ trứng theo chu kỳ trăng (thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn) vào lúc buổi tối (6- 8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với thuỷ triều lên. Điều này giúp trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di chuyển ngược dòng để lớn lên. Hiện tại, điều chưa biết là cá trưởng thành có dư cư ngược dòng hay chúng giữ giai đoạn còn lại của đời sống ở biển.

Smith (1965) ghi rằng, một số loài cá sống cả vòng đời trong nước ngọt nơi chúng lớn lên đến cỡ 65 cm dài và trọng lượng 19,3 kg. Tuyến sinh dục của những cá đó thì không phát triển. trong môi trường nước lợ, cá vược đtj chiều dài 1,7 m được tìm thấy ở vùng Indonesia- úc (Weber và Bcaufort, 1936).

4.1.4 Tính ăn

Mặc dù cá vược trưởng thành được xem là loài cá dữ phàm ăn, cá vược giống lại ăn tạp. Phân tích dạ dày các mẫu cá thu ngoài tự nhiên (cỡ 1- 10 cm) thì thấy khoảng 20% là phiêu sinh vật, chủ yếu là khêu tảo và phù du thực vật, phần còn lại gồm tôm, cá nhỏ,... (Kungvankij, 1971). Đối với cỡ cá dài hơn 20 cm, trong dạ dày chứa 100% là

mồi động vật, trong đó 70% là bọn giáp xác (tôm và cua nhỏ) và 30% là cá nhỏ. Những loài cá tìm thấy trong ruột cá vược ở giai đoạn này chủ yếu là Slipmouth hay cá Liệt (Leiognatus sp) và cá đối (Mugil sp).

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)