* Bệnh ký sinh trùng sán lá và ký sinh trùng giáp xác - Dấu hiệu bệnh lý
Thân cá tiết nhiều chất nhờn, cá trắng nhợt hoặc đen thẫm hơn với cá bình thường. Hai mắt cá sưng, lồi, màu đỏ hoặc màu trắng đục, cá bị nặng có thể bị lở loét cả vùng mắt.
Mũi, mang, miệng, mắt và vây cá xuất hiện một số ký sinh trùng như: Trichodia, Caligus... sán lá đơn chủ (mò giáy).
- Cách chữa trị
Tắm cho cá bằng nước ngọt trong thời gian 15 20 phút cho ký sinh trùng rời ra sau đó tắm bằng dung dịch thuốc tím nồng độ 5 10ppm thời gian 10 phút. Cứ 7 10 ngày tắm 1 lần cho đến khi cá khỏi bệnh.
* Bệnh đốm đỏ (bệnh lở loét) - Dấu kiệu bệnh lý
Thân, gốc, vây lưng, đuôi của cá có nhiều vết đỏ lở loét.
Tia vây lưng, vây đuôi bị rách, cụt dần, cá bị hoại tử từng phần. - Cách chữa trị
Dùng 10ppm dung dịch thuốc tím (KMnO4) để rửa sạch vết thương cho cá sau đó bôi thuốc mỡ, điều trị liên tục trong 3 ngày.
* Bệnh viêm ruột - Dấu hiệu bệnh lý
Cá kém ăn, bơi lờ đờ gần mặt nước, đôi khi thân cá xoay tròn, đầu hướng lên trên. Bụng cá bị trướng, da nhợt, thân có nhiều nhớt. Khi giải phẫu thấy gan cá tái nhợt, đầu lá gan bầm tím, mặt sưng, thận viêm nhũn, dạ dày và ruột không có thức ăn, chứa dịch vàng xẫm.
- Cách chữa trị
Sử dụng 2kg cỏ sữa và 1kg rau sam tươi với nước, đun kỹ trong 2 giờ, sau đó chắt nước trộn vào thức ăn cho 100kg cá hoặc 2 vạn cá giống. Mỗi tuần tiến hành 1 đợt, mỗi đợt điều trị liên tục trong 2 3 ngày cho tới khi cá khỏi bệnh.
* Bệnh viêm thận
Loại bệnh này chưa thấy xuất hiện ở nước ta nhưng đã có ở Đài Loan năm 1999 trong 1 trại nuôi cá lồng bè ở Penghu nuôi 55.000 con cá giò cỡ 30 40g/con, thả giống ngày 16/8/1999, sau 1 tháng nuôi đến 22/9 kiểm tra lại chỉ còn 5.500 con (tỷ lệ tử vong 90%). Nguyên nhân là do 1 loài vi khuẩn trong giống Sphaerospora gây ra bệnh, hiện chưa có thuốc điều trị.
Quan sát bên ngoài cá bệnh tương đối bình thường nhưng phải phẫu thuật ra thấy cơ quan bài tiết của cá kể cả thận và ống tiết liệu đều bị viêm tấy lên, to gấp 3 lần bình thường và bị tổn thương.