Thức ăn cho ấu trùng

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 64 - 66)

f. Quản lý lồng bè và chăm sóc khác

4.2.6.3. Thức ăn cho ấu trùng

Một trong nhngx nhân tố quan trọng quyết định thành công của quá trình ương nuôi ấu trùng.

a. Nuôi tảo

Các loài tảo dùng để ương nuôi ấu trùng cá vược là Chlorella sp, Tetraselmis sp

Isochrysis sp... Tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi tảo được thực hiện trong phòng thí nghiệm tảo học hay phòng nuôi cấy tảo, trf khi nuôi qui mô lớn (hơn 1 m3/ bể) thì thực hiện ngoài trời.

Trại giống cần phải lưu trữ nguồn giống thuần suốt năm. hàng tháng cần nhân tảo để khi cần thiết có thể nhân rộng ra.

Qui trình nuôi, lượng tảo giống cần cấy của mỗi loài từ 40- 50 ml cho bình tam giác 1 l. Sau đó dùng tảo từ bình này làm giống cấy vào bình 20 lít. Tỉ lệ tảo từ bình tam giác dùng cấy là 1/10. Sau đó, tảo được nuôi cấy từ bình tam giác vào bình tam giác 20 lít với mật ban đầu là 10.000 tế bào/ml. Chu kỳ nuôi trung bình khoảng 2- 3 ngày và đạt mật độ 1 triệu tế bào/ml.

tảo từ bình 20 lít đem nuôi cấy vào bể sợi thuỷ tinh trong suốt hoặc bể kính có thể tích 200 lít, tỉ lệ tảo cấy vào bể là 1/10. Từ bể kính, tảo có thể làm giống cho nuôi ngoài trời trong bể 1- 10 m3. tỉ lệ thể tích tảo cấy giống là 1/15. Chu kỳ nuôi thu sinh khối trung bình từ 3- 5 ngày. Thường thì mật độ tảo trung bình đạt lúc thu hoạch là 1 triệu tế bào/ml. Trong thực tế, việc dùng bể kính và bể nuôi sinh khối còn rất hạn chế trong suốt mùa ương cá bột.

Sodium nitrite (NaNO3) 100 Muối EDTA disodium (Na2EDTA) 45

Axit boric (H3Bo3) 33,6

Sodium phosphate, monobasic (NaH2PO4) 20 Manganous chloride, 4 hydrate (MnCl2.4H2O) 0,36 Ferric chloroide, 6 hydrate (FeCl3.6H2O) 1,3 Dung dich muối kim loại hiếm 1 ml

Hỗn hợp vitamine 100 ml

Nước cất 1.000 ml

Chú ý: Dùng 1 ml môi trường Cơnway cho 1 lít nước biển.

Kim loại hiếm

Zinc chloride (ZnCl2) 2,1g Cobalt chloride, 6 hydrate (CoCl2.6H2O) 2,1 Ammonium molydate, 4 hydate 2,1 Coppersulfate, 5 hydate (CuSO4.5H2O) 2

Nước cất 100 lít

Chú ý: Acid hoá dung dịch trên với dung dịch HCl 1N đến khi dung dịch trở nên trong.

Hỗn hợp Vitamine

Vitamine B12 10g Vitamine B1 10

Nước cất 200

Đối với bể kính, có thể bổ sung TRML

TRML g/ lít nước cất

KNO3 100g

NaHPO4. 12H2O 10g

FeCl3. 6H2O 3

Na2SiO3. 9H2O 1g

Chý ý: Dùng 1 ml của dung dịch này bổ sung vào 1 lít nước biển

Bón phân cho bể nuôi ngoài trời

Thành phần g/ m3

16- 20- 0 (Urê) 12

46- 0- 0 (Urê) 12g

21- 0- 0 (Urê) 100g

b. Nuôi luân trùng

Luân trùng là một loại thức ăn quan trọng nhất cho ấu trùng cá vượcở giai đoạn đầu. Luân trùng rất giàu dinh dưỡng và có kích cỡ nhỏ nên rất phù hợp cho cá con bắt mồi.

Luân trùng trong môi trường ương cá con cần giữ ở mật độ 3- 5 cá thể/ ml ít nhất 10 ngày.

Luân trùng có thể nuôi trong bể xi măng hay bể sợi thuỷ tinh. Kích thước bể nuôi dao động từ 1- 50 m3. Lúc đầu, cho dung dịch tảo Chlorella vào bể với mật độ trên 100.000 tế bào/ ml. Sau đó cấy luân trùng từ bể khác vào với mật độ 10 cá thể / ml. Do luân trùng ăn tảo, nên cần bổ sung tảo hàng ngày, thường sau 7- 8 ngày nuôi, luân trùng sẽ đạt mật độ cực đại khoảng 100- 200 cá thể / ml. Sau 2 ngày cho ăn tảo, thức ăn cho luân trùng có thể được thay thế bằng nấm men nước mặn.

Sau khi nuôi 7- 8 ngày thì thu sinh khối luân trùng. Luân trùng một mặt được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá, mặt khác nên giữ lại một phần để làm giống nuôi sau này.

Một phần của tài liệu Bài giảng sản xuất giống và nuôi cá biển (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)