Bệnh do vi khuẩn.
- Bệnh thường xuất hiện khi môi trường biến động đột ngột hoặc ô nhiễm cục bộ bất lợi cho cá dẫn đến cá bị sốc, giảm khả năng đề kháng với bệnh tật.
- Bệnh do 2 loài vi khuẩn : V. Anguilarum và V. Alginolyticus.
- Cách trị : Dùng hỗn hợp kháng sinh bổ sung vào thức ăn cho cá với liều lượng sau: Steptomicin 0,1g/1kg cá/ngày, cho ăn liên tục 3 5 ngày. Sau 2 tuần điều trị liên tục, tỷ lệ chết của cá giảm đi đáng kể.
Bệnh chết hàng loạt.
Cá mắc bệnh có hiện tượng : Cá không bắt mồi, nổi lên trên mặt nước, bụng đầy khí, không có khả năng giữ thăng bằng, bơi không có phương hướng, chết sau 1 2 ngày.
3.3.2. Kỹ thuật nuôi cá đù đỏ thương phẩm bằng lồng trên biển 3.3.2.1. Chọn địa điểm nuôi 3.3.2.1. Chọn địa điểm nuôi
- Nơi khuất gió và hạn chế được ảnh hưởng khi có sóng lớn (trên cấp 3): vịnh, eo biển, hồ nước mặn. Gần những nơi có thể neo đậu an toàn khi có bão, xa các vùng cửa sông. - Độ sâu tối thiểu (lúc triều xuống thấp) là 6 - 7m.
- Biên độ thuỷ triều không quá lớn < 3m.
- Độ muối : 20 31,50/00. Thời gian độ muối thấp dưới 150/00 không kéo dài quá 10ngày/tháng.
- Nhiệt độ không lớn hơn 320C và không thấp dưới 100C, khoảng thích hợp 18 300C. - Không gần các khu công nghiệp, các khu tập trung dân cư có chất thải sinh hoạt như: chợ, cảng cá, cảng dầu...
- Giao thông tương đối thuận tiện.
3.3.2.2. Thiết kế lồng bè
Khung lồng làm bằng các thanh gỗ, bắt vuông góc với nhau tạo thành các ô vuông gọi là ô khung, kích thước 3m x 3m hoặc 5m x 5m. Khung lồng được các phao nhựa hoặc phao xốp đỡ nổi cách mặt nước 30- 40 cm; trên các ô khung treo các lồng lưới kích thước miệng lồng bằng kích thước ô khung, độ sâu lồng lưới 3- 5m.