Quy trình kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 30 - 35)

phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan

1.2.4.1. Quy trình kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điềukiện tại Chi cục Hải quankiện tại Chi cục Hải quan kiện tại Chi cục Hải quan

Quy trình kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan thường được ban hành kèm theo bởi một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông thường là quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục hải quan.

Trước ngày 28/3/2014, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu do cơ quan hải quan thực hiện theo quyết định 3046/QĐ-TCHQ, từ sau ngày 28/3/2014 thì áp dụng theo quy trình 988/QĐ-TCHQ. Nhìn chung các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu từ đó có thể thông quan hàng hóa gồm các bước sau:

Bảng 1.1: Các bước kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu

Các bước kiểm tra Chủ thể kiểm tra Nội dung

kiểm tra Tiêu chí kiểm tra Hình thứckiểm tra kiểm traCông cụ

Bước 1 Hệ thống Hồ sơ hải quan điện tử

- Dữ liệu hồ sơ hàng hóa nhập khẩu đầy đủ, phù hợp

Tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng hồ sơ hải quan điện tử. Hệ thống VNACC/VCIS tự động Bước 2 Cán bộ công chức Kiểm tra thông tin tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy (nếu có)

- Các chứng từ, hồ sơ hải quan điện từ và chứng từ giấy (nếu có), kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ, kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.

- Kiểm tra tên hàng hóa nhập khẩu, mã số tính thuế hàng hóa nhập khẩu và xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

- Kiểm tra trên hệ thống thông quan điện tử.

- Kiểm tra chứng từ giấy.

- Hệ thống VNACC/VCIS - Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ECUS - Hệ thống một cửa quốc gia

- Hóa đơn thương mại, giấy phép, kiểm tra chất lượng (hiệu suất)/ kiểm dịch

- Văn bản của các bộ ngành: Danh mục hàng phải có giấy phép, kiểm tra chất lượng (hiệu suất), kiểm dịch

Bước 3 Cán bộ công chức Kiểm tra trị giá hàng hóa của Doanh nghiệp với Danh mục quản lý rủi ro về trị giá

- Kiểm tra trị giá khai báo của Doanh nghiệp, đối chiếu với Danh mục quản lý rủi ro về giá và hệ thống GTT02.

- Đối với các mục hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá:

+ Nếu giá khai báo thấp hơn giá thuộc Danh mục quản lý rủi ro thì chuyển thông sang bộ phận tham vấn giá và tiến hành tham vấn giá theo quy định.

+ Nếu giá khai báo bằng hoặc cao hơn giá thuộc Danh mục quản lý rủi ro thì chấp nhận giá theo quy định. - Đối với các mục hàng không thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá: Nếu giá khai báo thấp hoặc có nghi vấn về giá nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ giá thì chuyển thông tin sang bộ phận KTSTQ tại Chi cục.

- Kiểm tra trên hệ thống thông quan điện tử.

- Kiểm tra chứng từ giấy.

- Hệ thống VNACC/VCIS - Hóa đơn thương mại - Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ECUS - Danh mục quản lý rủi ro về giá. Bước 4 Cán bộ công chức Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua việc thu thuế nhập khẩu

- Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp.

- Xác nhận hàng hóa đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về kho bảo quản

- Hoàn chỉnh hồ sơ với những bộ hồ sơ hải quan còn nợ hoặc thiếu những chứng từ được phép chậm nộp.

- Hoàn thiện hồ sơ điện tử.

- Hoàn chỉnh hồ sơ giấy để lưu trữ

- Hệ thống VNACC/VCIS - Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ECUS - Hệ thống Kế toán thuế KT559 Bước 5 Can bộ, công chức Kiểm tra sau thông quan trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng ký hồ sơ - Tính thống nhất, đồng bộ của các chứng từ trong hồ sơ hải quan - Kiểm tra tên hàng, mã số, trị giá khai báo và xuất xứ hàng hóa - Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan theo quy định.

Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan

Hệ thống VNACC/VCIS - Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ECUS - Hệ thống Kế toán thuế KT559

- Văn bản các bộ, ngành

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1.1: Quy trình kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 3: Kiểm tra trị giá hàng hóa của Doanh nghiệp với Danh mục quản lý rủi ro về trị giá

Lãnh đạo Chi cục phê duyệt

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng hồ sơ hải quan điện tử.

Lãnh đạo phân công, cán bộ kiểm tra

Bước 2: Kiểm tra thông tin tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy (nếu có)

- Hồ sơ luồng vàng chuyển sang B4 - Hồ sơ luồng đỏ chuyển Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua việc thu thuế nhập khẩu

Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bước 5: KTSTQ đối với hồ sơ có thời hạn trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng ký số hồ sơ hải quan

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và cấp số đăng ký hồ sơ hải quan, phân luồng hồ sơ.

Sau khi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khai báo hải quan trên hệ thống khai báo hải quan điện tử, hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng hồ sơ hải quan và xử lý trên hệ thống dữ liệu điện tử hải quan.

- Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan gửi đến chưa phù hợp sẽ được hệ thống tự động phản hồi cho người khai hải quan “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó hướng dẫn người khai hải quan những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lý do;

- Trường hợp thông tin khai của người khai hải quan phù hợp, hệ thống sẽ tự động phản hồi “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” cho người khai hải quan trong đó bao gồm số tờ khai, các chỉ dẫn và kết quả phân luồng tờ khai.

+ Luồng xanh: Hồ sơ tự động thông quan đối với hàng hóa không phải kiểm tra giấy phép, điều kiện nhập khẩu.

+ Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, thông quan hồ sơ + Luồng đỏ: kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa

(Kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện đối với hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ)

Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và đăng ký tờ khai hải quan, phân luồng hồ sơ. Lãnh đạo Chi cục hải quan để được phân công thực hiện hồ sơ hải quan.

Khi nhận được tờ trình từ cán bộ hải quan, lãnh đạo Chi cục hải quan sẽ phân công cho công chức hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ thông qua màn hình quản lý quá trình xử lý tờ khai. Đồng thời, chỉ đạo các nội dung công chức hải quan cần kiểm tra, phê duyệt đề xuất của công chức hải quan kiểm tra hồ sơ, quyết định việc tạm dừng hoàn thành việc kiểm tra và hủy tạm dừng hoàn thành kiểm tra thông qua chức năng “Tạm dừng” và “Hủy tạm dừng”. Việc chỉ đạo và phê duyệt phải được cập nhật vào Hệ thống tại ô “Cập nhật ý kiến của Lãnh đạo”.

Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục. Công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ, thông tin tờ khai hải quan trên hệ thống, kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, kiểm tra chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật.

Nếu kiểm tra hồ sơ phát hiện người khai không đầy đủ hoặc có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai trên Hệ thống, công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu thực hiện:

- Trường hợp công chức hải quan có đầy đủ thông tin xác định có hành vi vi phạm thì lập Biên bản vi phạm và chuyển thông tin chi tiết về vi phạm cho cấp có thẩm quyền xử lý. Sau khi người khai hải quan đã chấp hành quyết định xử lý của cơ quan hải quan, công chức thông báo cho người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung bằng “Chỉ thị” của Hải quan và làm tiếp thủ tục theo quy định.

- Trường hợp có nghi vấn nhưng chưa có đầy đủ thông tin để xác định hành vi vi phạm thì công chức hải quan yêu cầu người khai hải quan bổ sung thêm thông tin, chứng từ hoặc đề xuất Chi cục trưởng quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng vàng tại ô “Cập nhật ý kiến của công chức xử lý”.

Bước 3: Kiểm tra trị giá hàng hóa

Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan (sau đây gọi là trị giá khai báo) để xác định các trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và các trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ:

- Kiểm tra trị giá khai báo của Doanh nghiệp, đối chiếu với Danh mục quản lý rủi ro về giá và hệ thống GTT02.

- Đối với các mục hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá:

+ Nếu giá khai báo thấp hơn giá thuộc Danh mục quản lý rủi ro thì chuyển thông sang bộ phận tham vấn giá và tiến hành tham vấn giá theo quy định.

+ Nếu giá khai báo bằng hoặc cao hơn giá thuộc Danh mục quản lý rủi ro thì chấp nhận giá theo quy định.

- Đối với các mục hàng không thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá: Nếu giá khai báo thấp hoặc có nghi vấn về giá nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ giá thì chuyển thông tin sang bộ phận KTSTQ tại Chi cục.

Sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra trị giá khai báo của Doanh nghiệp nếu luồng của hồ sơ là luồng vàng thì chuyển sang Bước 4, nếu luồng của hồ sơ là luồng đỏ thì chuyển sang kiểm tra thực tế hàng hóa, sau đó chuyển sang Bước 4 theo quy định.

Bước 4: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ thông qua việc thu thuế nhập khẩu

Ở bước này công chức hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra thuế nhập khẩu; xác nhận hàng hóa đã được thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về kho bảo quản và hoàn chỉnh hồ sơ với những bộ hồ sơ hải quan còn nợ hoặc thiếu những chứng từ được phép chậm nộp.

- Thu thuế: Hệ thống tự động kiểm tra việc nộp thuế của tờ khai hải quan trên cơ sở thanh toán của người khai hải quan được cập nhật trên Hệ thống.

Trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế nhưng thông tin về việc thanh toán thuế chưa được cập nhật kịp thời trên Hệ thống thì công chức hải quan căn cứ bản chỉnh chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ thuế do người khai hải quan xuất trình (lưu 01 bản chụp có xác nhận của người khai hải quan) để xác nhận tờ khai đã hoàn thành nghĩa vụ thuế

- Xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ

Trên cơ sở xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra trên Hệ thống, công chức được giao nhiệm vụ xác nhận thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với tờ khai luồng vàng, luồng đỏ tiến hành in 02 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên Hệ thống e-Customs; đóng dấu xác nhận theo mẫu dấu tương ứng quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, ký tên, đóng dấu công chức vào góc trên cùng bên phải của trang đầu tiên của 01 Tờ khai in giao cho người khai hải quan, lưu 01 Tờ khai in cùng hồ sơ hải quan của lô hàng.

- Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ của các lô hàng đã được “Thông quan”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản”, mà còn nợ các chứng từ được phép chậm nộp thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.

Công chức hải quan đã giải quyết thủ tục cho lô hàng tại Bước 2 và 3 có trách nhiệm tiếp nhận các chứng từ chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ kiểm tra việc hoàn chỉnh của hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 5: Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị

- Kiểm tra đối với các hồ sơ có thời hạn trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng ký số hồ sơ hải quan tại trụ sở cơ quan Hải quan.

- Nội dung kiểm tra:

+Tính thống nhất, đồng bộ của các chứng từ trong hồ sơ hải quan + Kiểm tra tên hàng, mã số, trị giá khai báo và xuất xứ hàng hóa + Kiểm tra các chứng từ khác có liên quan theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w