Hoàn thiện thực hiện quy trình Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 85 - 90)

phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị

Mục tiêu quan trọng và chủ yếu của lực lượng Hải quan là vừa tạo điều kiện thuận lơi, thông thoáng tối đa cho Doanh nghiệp, vừa đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Do đó, để hoàn thiện quy trình Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện, cần phải thực hiện một số công việc như sau:

* Triển khai mạnh hoạt động thu thập và xử lý thông tin phục vụ kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thì khâu thu thập và xử lý thông tin rất quan trọng. Tiếp nhận thông tin từ người khai yêu cầu chuyển cửa khẩu và thông tin từ Chi cục hải quan cửa khẩu nhập. Thu thập thông tin về tình trạng hàng hóa, khối lượng, kiện hàng, số container, việc nắm rõ thông tin về hàng hóa giúp cho việc kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu dễ dàng hơn, nhanh chóng phát hiện ra sai phạm có hình thức xử lý kịp thời, hay sửa chữa những sai phạm. Do vậy, cần phải triển khai mạnh hoạt động thu thập và xử lý thông tin phục vụ kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục. Cụ thể như sau:

doanh khá nhạy cảm. Các doanh nghiệp có thể lợi dụng để trốn thuế, lậu thuế nên cần phải có biện pháp quản lý, thu thập, xử lý thông tin, kiện toàn lực lượng phòng, chống buôn lậu chuyên trách với loại hàng nhập khẩu; củng cố mạng lưới cơ sở, cộng tác viên hải quan.

- Thứ hai, Chi cục cần tăng cường thêm lực lượng và tổ chức nâng cao năng lực trình độ cho lực lượng làm công tác kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu kết hợp với kiểm soát chống buôn lậu, chống ma tuý. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng cơ sở cộng tác viên hải quan, tuần tra kiểm soát công khai, đấu tranh ngăn chặn bắt giữ đạt kết quả cao.

- Thứ ba, Chi cục phải tập trung chỉ đạo, triển khai hoạt động thu thập và xử lý thông tin tình báo hải quan; chủ động đánh giá, phân loại doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua các Chi cục phục vụ công tác thông quan điện tử và kiểm tra hàng hóa XNK, để giúp cho việc kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

- Thứ tư, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng trên địa bàn cùng tham gia đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép, có kế hoạch tổ chức sơ kết Quy chế phối hợp giữa hải quan với các ngành.

- Thứ năm, xây dựng kế hoạch hợp tác hải quan khu vực trong đấu tranh phòng chống ma tuý, buôn lậu xuyên quốc gia, đào tạo nghiệp vụ tình báo hải quan. Từ đó, Chi cục sẽ xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, giúp trước tiên xác nhận được những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả để việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp đó thuận tiện hơn.

* Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong kiểm tra hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện để nâng cao hiệu quả về kiểm soát số lượng, chất lượng trong hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu

Hệ thống quản lý rủi ro là một trong những nhân tố quan trọng trong kiểm tra hồ sơ, đặc biệt là trong giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan của khẩu Hữu Nghị. Do vậy, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị cần

hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại đơn vị. Cụ thể là:

- Thứ nhất, cán bộ, công chức của Chi cục cần chủ động nghiên cứu, nâng cấp, khai thác tối đa công nghệ thông tin vào quy trình thủ tục Hải quan đối với loại hình nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị để đảm bảo thông quan hàng hoá nhanh chóng, giảm phiền hà, lãng phí cho doanh nghiệp. Xây dựng đề án, chương trình triển khai từng bước công tác thu thập, xử lý thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý rủi ro phục vụ cho công tác hải quan.

- Thứ hai, nghiên cứu xây dựng phần mềm tự động “cảnh báo”, “nhắc việc” qua hệ thống mạng nội bộ, ứng dụng có hiệu quả hơn nữa chương trình phần mềm quản lý nhân sự.

- Thứ ba, Chi cục Hải quan của khẩu Hữu Nghị cần phối hợp với Cục Hảu quan Lạng Sơn và Cục công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan kiểm tra hiệu quả việc triển khai các chương trình phần mềm quản lý nghiệp vụụ̣. Trang bị hệ thống chống sét mạng tin học, tiếp tục nâng cấp hệ thống máy chủ và máy trạm để phục vụụ̣ yêu cầu nhiệm vụ. Tiến tới thực hiện việc trao đổi thông tin, bàn giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua mạng máy tính của ngành hải quan.

- Thứ tư, tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các chương trình quản lý nghiệp vụ đã cài đặt sẵn như phần mềm thông quan điện tử; đồng thời kiến nghị đề xuất sửa đổi bổ sung các chương trình cho hoàn thiện và khoa học đảm bảo khai thác thuận tiện và có hiệu quả hơn.

- Thứ sáu, xây dựng chiến lược, kế hoạch nghiên cứu, triển khai phương pháp quản lý hải quan hiện đại trên cở sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro.

- Thứ bảy, tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin, các công tác chống buôn lậu và kiểm tra hàng hóa XNK để đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro.

- Thứ tám, tăng cường xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro: Cần phải nhận thức được tầm quan trong của công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ áp dụng quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin.

- Thứ chín, triển khai QĐ số 1946/ QĐ- TCHQ, QĐ 817/ QĐ- TCHQ và công văn 1752/BTC-TCT, Công văn 1251/ TCHQ- TNK hướng dẫn quy chế áp dụng quản lý rủi ro đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Triển khai bộ phận thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình các doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ công tác quản lý rủi ro đạt hiệu quả.

- Thứ mười, cần tăng cường hợp tác, đối tác, xây dựng và vận hành cơ chế hợp tác trao đổi thông tin giữa Chi cục hải quan cửa khẩu Hữu Nghị với cộng đồng doanh nghiệp, với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và tham mưu với Cục Hải quan Lạng Sơn để Tổng cục Hải quan phối kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan nói chung và kiểm soát hàng hóa nói riêng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ đối với hoạt động thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại.

Thông qua việc quản lý rủi ro hàng hóa nhập khẩu sẽ duy trì và phát triển được số lượng tờ khai nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng khai báo và chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

* Tăng cường sự phối hợp giữa ngành hải quan và các ban, ngành liên quan thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện đạt hiệu quả

Do đặc thù của loại hình hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu khác với các loại hình khác khi làm thủ tục hải quan. Do vậy, nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu của công chức hải quan tại Chi cục Hải quan của khẩu Hữu Nghị giữ vai trò quan trọng, đảm bảo trước khi làm thủ tục thông quan hàng hóa tại cửa khẩu có thể giữ nguyên trạng cho lô hàng tới Chi cục làm hồ sơ thủ tục hải quan. Trước tình hình đó, Chi cục cần tăng cường sự phối hợp của ngành hải quan với các ban, ngành liên quan để thực hiện giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể:

- Một là, để đạt hiệu quả tối đa đối trong kiểm tra hồ sơ và có thể giám sát hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, Chi cục Hải quan của khẩu Hữu Nghị phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành khác.

- Hai là, Chi cục Hải quan của khẩu Hữu Nghị cần phối hợp với cơ quan an

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w