Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của Chi cục Hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 40 - 42)

Nếu yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thì yếu tố bên ngoài sẽ ảnh hưởng một cách gián tiếp hoạt động KTHSNKHH. Các yếu tố bên ngoài như:

- Xu thế hội nhập quốc tế nhanh chóng:

Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ hội nhập phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng kéo theo hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng về số lượng và phong phú về chủng loại. Do đó, công tác KTHSNKHH được tăng cường để đáp ứng yêu cầu giảm thiểu thời gian thông quan nhanh chóng ngay tại cửa khẩu, thực hiện chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Ngành hải quan cần nghiên cứu triển khai áp dụng phương pháp KTHSNKHH hiện đại theo gợi ý của Tổ chức hải quan thế giới (WCO) cũng như các kỹ thuật KTHSNKHH được đề xuất từ hải quan các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

- Hệ thống cơ sở pháp lý:

Hiệu lực KTHSNKHH được quyết định bởi hệ thống pháp lý vững chắc trong đó phải kể đến là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong và ngoài ngành hải quan như Luật hải quan, Luật quản lý thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các văn bản hướng dẫn dưới luật. Hơn nữa, KTHSNKHH được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật là yêu cầu hàng đầu, do đó cần đảm bảm bảo hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc trên cơ sở nguyên tắc pháp luật Việt Nam và thông lệ luật pháp quốc tế, các công ước mà Việt Nam ký kết tham gia như Công ước Kyoto, về trị giá GATT…

- Áp lực từ phía doanh nghiệp:

Với sự phát triển thông tin và công nghệ thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng khẳng định vị thế của mình, doanh nghiệp có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật và có ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt với chính quyền địa phương. Do đó, khi tiến hành KTHSNKHH thì áp lực từ phía doanh nghiệp sẽ rất lớn và nếu như cơ quan hải quan không thể đáp ứng được nhứng yêu cầu từ phía doanh nghiệp hoặc cơ quan hải quan thực hiện KTHSNKHH không đúng theo quy định.

- Sự phối kết hợp với các lực lượng có liên quan:

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có liên quan đến nhiều đơn vị tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác. Vì vậy, bên cạnh sự phối kết hợp của các đơn vị, phòng ban trong ngành hải quan thì cần có sự phối kết hợp từ những cơ quan ngoài ngành như cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, hàng hải, kho bạc, công an, pháp chế, vụ chính sách… Mối quan hệ và sự phối kết hợp này tạo nên sự ràng buộc và lôgic trong quá trình KTHSNKHH. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phối hợp này còn phải kể đến sự phối hợp trao đổi thông tin về nghiệp vụ kinh nghiệm giữa hải quan các nước trong khu vực và quốc tế.

- Sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên:

Cơ quan cấp trên cần có sự chỉ đạo điều hành kịp thời nhằm giải quyết những vướng mắc vượt ngoài thẩm quyền của đơn vị cơ sở, sự điều hành kịp thời quyết định sự thành công của một vụ việc KTHSNKHH khi xảy ra những trường hợp nằm ngoài thẩm quyền hoặc luật pháp chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng. Ngoài ra sự điều hành còn có ảnh hưởng sâu sắc về tư duy làm việc và cách thức làm việc của đơn vị cơ sở, của mỗi công chức KTHSNKHH.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI

QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Giới thiệu sơ lược về Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA HỒ SƠ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU HỮU NGHỊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w