giấy phép, điều kiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị
* Về kiểm tra hồ sơ đối với tên hàng hóa nhập khẩu
Thứ nhất, khắc phục việc kê khai sai tên hàng hóa nhập khẩu
Việc doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, các hạn chế của ngành hải quan hoặc cố tình vi phạm để khai sai tên hàng hóa nhập khẩu đã gây ra những khó khăn đối với việc kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục theo pháp luật hải quan trong thời gian qua.
Vì vậy, để khắc phục việc kê khai sai tên hàng hóa nhập khẩu trong hồ sơ hải quan khác so với số lượng hàng muốn thông quan và làm hạn chế tình trạng này, từ đó có thể kiểm soát hiệu quả hành vi vi phạm của doanh nghiệp khi kê khai hồ sơ hải quan. Chi cục hải quan cửa khẩu Hữu Nghị cần tiếp tục hoàn thiện và thiết lập hành lang pháp lý theo đúng quy định của pháp luật về hải quan đối với một số hoạt động hỗ trợ cho công tác kiểm tra hồ sơ hàng hóa nhập khẩu như: thiết lập kênh thông tin danh mục tên hàng hóa cụ thể và hệ thống thông tin tên hàng liên thông với các cơ quan hải quan quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài để nắm bắt các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nhận diện và đưa vào danh mục các mặt hàng có nguy cơ gian lận về kê khai tên hàng hóa khi nhập khẩu, tăng cường biện pháp quản lý rủi ro đối với việc kiểm soát hành vi của doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, hàng nhập khẩu từ một số quốc gia có khả nghi vi phạm để đưa vào diện kiểm soát phòng ngừa hiệu quả.
Thứ hai, đẩy mạnh việc xác định chi tiết hóa về hàng hóa, quy định có tính ràng buộc pháp lý đối với tiêu chí quản lý tên hàng trong danh mục chi tiết cơ sở dữ liệu quốc gia. Đối với sự phát triển của thương mại xuất nhập khẩu, hàng hóa có tính chất biến động thường xuyên nên cần xác định kịp thời tên hàng hóa nhập khẩu mới, bổ sung trong danh mục quản lý quốc gia hạn nhằm hạn chế gian lận về tên hàng, vi phạm quy định của pháp luật trong công tác thực thi pháp luật về kiểm tra hồ sơ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Để làm được việc này, Chi cục cần quy định cụ thể về thông tin hàng hóa nhập khẩu cụ thể thường xuyên thông quan tại cửa khẩu, định danh trên cổng thông tin hải
quan của địa phương và khu vực. Khi tổng hợp được các hàng hóa, tên hàng hóa theo các vùng nhập khẩu, các danh mục hàng hóa có khả năng vi phạm cao cần đưa vào diện kiểm soát theo nghiệp vụ thực tế và quản lý rủi ro để hạn chế và khắc phục các tồn tại về kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan.
Thứ ba, tham mưu với Cục Hải quan Lạng Sơn quy định chế tài liên quan phù hợp với luật pháp hải quan đối với doanh nghiệp vi phạm kê khai tên hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế các hành vi gian lận thương mại. Đối với doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm công bố công khai và thiết lập dữ liệu cảnh báo trong hệ thống quản lý hải quan, nhanh chóng xử lý hành vi gian lận, kê sai tên hàng nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài chính và hàng rào kiểm soát của nhà nước dựa vào mức độ và yếu tố cấu thành hành vi vi phạm để đưa ra những hình thức xử lý phù hợp.
Thứ tư, đẩy mạnh áp dụng phương pháp kiểm tra hồ sơ tên hàng hóa nhập khẩu hiện đại, hạn chế sự tác động trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu để giảm thời gian thực hiện việc kiểm soát tên hàng. Bên cạnh đó, Chi cục cần tổng hợp cơ sở dữ liệu danh mục các tên hàng ưu tiên nhập khẩu qua biên giới, các hàng hóa doanh nghiệp chấp hành tốt các yêu cầu đối với nhập khẩu theo quy định của pháp luật hải quan nhằm tạo thông thương nhanh chóng, tương thích với các yêu cầu trong quản lý hải quan hiện đại. Việc giảm thời gian thực hiện các thủ tục này nhằm xây dựng môi trường kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới minh bạch, thuận tiện. Đồng thời, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ để cải cách thủ tục hành chính trong quản lý để thu thập, giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan.
* Về kiểm tra hồ sơ đối với mã số hàng hóa nhập khẩu
Thứ nhất, thống nhất để thực hiện hiệu quả các quy định về áp mã hàng hóa theo quy định hiện hành Điều 28 Luật hải quan 2014 [61]. Theo đó, Chi cục hải quan cửa khẩu Hữu Nghị cần có hệ thống thông tin và công bố rộng rãi cho doanh nghiệp biết đến danh mục mã số hàng hóa để áp đúng đối tượng kiểm soát, hạn chế và xử lý hiệu quả đối với các trường hợp hàng hóa cùng loại nhưng hiểu về phương pháp áp thuế khác nhau. Theo đó, đồng bộ thông tin khi thực hiện pháp luật về mã
hàng hóa đối với danh mục hàng nhập khẩu. Cập nhật các quy định về mã hàng phù hợp với biểu thuế áp thuế của Bộ tài chính đảm bảo thu thuế đủ, đúng đối tượng tạo niềm tin cho doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại công bằng.
Thứ hai, để ngăn chặn tình trạng một mặt hàng khai báo nhiều mã số khác nhau cần thực hiện quy trình phân tích mẫu chặt chẽ tại các cơ sở có uy tín của đơn vị hải quan, các đơn vị giám định chuyên ngành. Đồng thời, với chức năng, quyền hạn của mình khi thực thi công vụ công chức hải quan của Chi cục nên đưa ra một số khuyến cáo, hướng dẫn về giải quyết bất cập đối với mã số hàng hóa. Nghiên cứu, áp dụng hướng dẫn trong tuyển tập ý kiến phân loại hàng hóa của Tổ chức hải quan thế giới rộng rãi đến cơ quan quản lý, thực thi pháp luật về nhập khẩu hàng hóa và cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ ba, đối với hàng hóa nghi ngờ hành vi bất chính của doanh nghiệp trong việc tách nhỏ các lô hàng từ một lô hàng để biến sản phẩm đồng bộ thành linh kiện nhập khẩu cần nhanh chóng tổng hợp các thông tin trên tờ khai để xác định số linh kiện nhập khẩu bị phát hiện có thể lắp ráp thành sản phẩm đồng bộ hay không. Đưa vào diện cần rà soát những hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ bị lợi dụng để phân chia các lô hàng nhằm lẩn tránh các quy định về chính sách thuế, chính sách mặt hàng đối với hàng hóa nhập khẩu.
* Về kiểm tra hồ sơ qua việc kiểm tra trị giá hàng hóa nhập khẩu
Thứ nhất, quy định rõ ràng, cụ thể và thống nhất về cách áp dụng bảng giá tham chiếu trong danh mục quản lý rủi ro về giá do Tổng cục Hải quan ban hành. Từ đó có sự áp dụng thống nhất trong ngành để thực hiện công bằng với tất cả các Doanh nghiệp về công tác đấu tranh và tham vấn giá.
Thứ hai, giá tham chiếu trong danh mục quản lý rủi ro về giá cần được rà soát và thay đổi thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi và xu hướng phát triển của thị trường. Qua đó, đảm bảo giá tham chiếu là giá phù hợp nhất, làm căn cứ tham khảo để thực hiện công tác đấu tranh về giá, tránh thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Thứ ba, hệ thống về giá GTT02 cần được nâng cấp và cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về giá để có cơ sở dữ liệu tra cứu và so sánh giữa các Công ty nhập khẩu và giữa các Cục Hải quan trên toàn quốc.
* Về kiểm tra hồ sơ nhập khẩu hàng hóa qua việc kiểm soát xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Thứ nhất, quy định thống nhất về cách ghi xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để xác định hành vi vi phạm và xử lý vi phạm đối với kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới
Theo đó, một số quy định pháp luật hải quan về kiểm soát xuất xứ gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc xác định hành vi vi phạm và xử lý vi phạm hành chính cần được thống nhất theo hướng cụ thể rõ ràng. Xóa bỏ việc ghi không thống nhất giữa thông tin ghi bằng tiếng nước ngoài nhằm kiểm soát hiệu quả việc quản lý chính sách thuế, thống kê hải quan, đồng thời không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Thứ hai, khắc phục về vi phạm khi khai quy tắc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thúc đẩy tự do hóa thương mại là mục tiêu ưu tiên của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt mục tiêu này cần có những hoạch định vi mô và vĩ mô, các giải pháp chiến lược từ bên trong và bên ngoài. Đối với nhập khẩu hàng hóa, vi phạm khi khai về quy tắc xuất xứ ngày càng phổ biến ở Việt Nam, việc khai báo sai nguồn gốc xuất xứ sẽ kéo theo việc kê khai giá, ưu đãi thuế gây nên sự vi phạm pháp luật về nhập khẩu hàng hóa, thất thoát ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần đưa ra giải pháp hạn chế những hành vi này như trưng cầu nguồn gốc xuất xứ tại các đơn vị chuyên môn, sử dụng thông tin cơ quan tham tán thương mại, cơ quan thường vụ thuộc sứ quán Việt Nam tại các nước cung cấp. Mặt khác, cần quy định chế tài có tính trừng phạt cao khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, hình sự và các biện pháp quản lý về thuế và hàng rào phi thuế quan đối với doanh nghiệp vi phạm.
Thứ ba, quy định rõ về tiêu chí liên quan đến hàng hóa nhập khẩu về hàng hóa có kim ngạch nhập khẩu lớn, có định lượng và phương pháp xác định cụ thể. Quy định cụ thể về các rủi ro do khai tăng trị giá nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, quy định cụ thể về trường hợp khai tăng trị giá hải quan so với thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu giá.
Thứ tư, quy định cụ thể xác định xuất xứ tự động
Trong khi xác định xuất cứ theo phương thức thủ công dựa trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người khai hải quan nộp, thì xác định xuất xứ tự động lại
do cơ quan hải quan tích hợp từ những thông tin có sẵn và những thông tin trong hợp tác hải quan quốc tế. Hệ thống tích hợp này cho phép cơ quan hải quan chủ động theo dõi lộ trình của hàng hóa từ quốc gia xuất phát đến quốc gia đích, rút ngắn được thời gian xác định xuất xứ hàng hóa và loại trừ bớt tình trạng gian lận khai báo xuất xứ để hưởng lợi về thuế, phí hải quan. Vì vậy, cần trao thẩm quyền và công nhận pháp lý các thông tin có sẵn từ dữ liệu hải quan và từ các tổ chức định giá xuất xứ của Tổ chức thương mại thế giới. Xây dựng quy chế phối hợp công nhận lẫn nhau giữa hải quan Việt Nam với hải quan các nước về trao đổi thông tin, xác định xuất xứ điện tử. Xây dựng quy trình xác định xuất xứ tự động, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để phân định kiểm tra xuất xứ.
Thứ năm, cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát phải áp dụng có cơ sở khoa học, chính xác các cơ sở kiểm tra, đối chứng khác nhau như xem xét nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm hàng hóa, mở rộng khái niệm hàng giống hệt, tương tự, xác minh giá trị hàng tại nước xuất khẩu...
Đối với những trường hợp gian lận giá bị phát hiện, cơ quan hải quan phải tiến hành xác định giá trị, chứng minh doanh nghiệp nhập khẩu có sai phạm. Bất cập hiện nay là chưa có cơ sở đối chứng, kiểm chứng đối với một số mặt hàng nhập khẩu độc quyền, sản phẩm có giá trị cao… Về các trường hợp này, cơ quan hải quan phải áp dụng các cơ sở kiểm tra, đối chứng khác nhau như xem xét nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm hàng hóa, mở rộng khái niệm hàng giống hệt, tương tự, xác minh giá trị hàng tại nước xuất khẩu...