Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Y tế có chức năng khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo… Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao phục vụ hoạt động khám chữa bệnh cho cả nước, chủ yếu là khu vực miền Bắc.
PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA CÁC VIỆN CÁC TRUNG TÂM HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
-Hội đồng Quản lý chất lượng - Hội đồng Khoa học và đào tạo - Hội đồng Thuốc và điều trị - Hội đồng Dinh dưỡng …
ĐƠN VỊ ĐỘC
LẬP
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ
Bảng 2.1: Số liệu hoạt động chuyên môn tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2016-2019 và 6 tháng đầu năm 2020
Nội dung Đơn vị tính
2016 2017 2018 2019 6 tháng
năm 2020
1. Giường kế hoạch giường 1.900 1.900 3.600 3.600 3.600 2. Giường thực kê giường 2.894 3.104 3.208 4.423 3.100 3. Số lượt khám nội - ngoại trú lượt 1.740.357 1.849.724 1.866.375 1.962.746 586.003 5. Số ngày điều trị nội trú trung bình ngày 11,3 11,5 12,47 11,59 11,8 6. Xét nghiệm huyết học XN 1.136.483 1.671.218 1.843.408 1.626.545 569.903 7. Xét nghiệm hóa sinh XN 11.153.933 12.751.40 3 14.299.496 13.639.787 4.313.86 2 8. Xét nghiệm vi sinh XN 1.495.152 1.952.860 2.001.411 2.173.718 689.646 9. Tổng số siêu âm lần 484.596 555.233 564.111 596.056 214.933 10. Tổng số chụp XQ lần 534.745 473.657 483.081 462.217 135.442 11. Tổng số chụp CT Scanner lần 95.504 113.995 127.406 126.435 47.113 12. Tổng số chụp MRI lần 45.385 54.432 58.709 54.103 20.440
13. Phẫu thuật lượt 23.381 39.375 33.749 33.749 3.407 14. Thủ thuật lượt 620.718 1.195.057 1.243.495 1.243.495 89.996
(Nguồn từ Báo cáo tình hình hoạt động của bệnh viện Bạch Mai từ năm 2016-2019 và 6 tháng đầu năm 2020)
Tình hình hoạt động chuyên môn của bệnh viện được trình bày như bảng 2.1. Nhìn chung kết quả hoạt động chuyên môn của Bệnh viện trong các năm qua đều có sự tăng trưởng nhất định. Riêng 6 tháng năm 2020, các chỉ tiêu chuyên môn đều
giảm so với năm trước do:
+ Diễn biến của dịch COVID-19 từ đầu năm, đặc biệt là sau ca bệnh số 86, 87 ở Việt Nam là điều dưỡng của Bệnh viện. Bệnh viện đã ra nhiều quyết định về việc cách ly các nhân viên y tế, và một số người liên quan có tiếp xúc gần với ca bệnh. Bệnh viện phải giảm tải cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
+ Đặc biệt từ ngày 28/3/2020, theo Quyết định 880/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa ngày 28/3/2020 về việc thiết lập vùng cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 28/3/2020 đến 24/4/2020 (28 ngày). Từ thời điểm đó, Bệnh viện thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, chỉ thực hiện điều trị các bệnh nhân đang chạy thận, bệnh nhân mắc bệnh nặng; triển khai khử khuẩn toàn bộ khuôn viên BV; những trường hợp là người nhà bệnh nhân đang ở trong BV Bạch Mai sẽ được di chuyển đến các khu cách ly tập trung theo quy định. Các bệnh nhân còn lại trong BV Bạch Mai sẽ tiếp tục được điều trị. Việc thực hiện cách ly này dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng kết quả hoạt động chuyên môn.
+ Từ ngày 04/5/2020, Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu hoạt động khám chữa bệnh trở lại. Tuy nhiên, bệnh viện không còn tình trạng nằm ghép, một số đơn vị thực hiện chăm sóc toàn diện, nhiều bệnh nhân nhẹ được chuyển về tuyến dưới điều trị nên các chỉ tiêu chuyên môn 6 tháng đầu năm 2020 giảm sút quá nhiều.
Hàng năm Bệnh viện Bạch Mai đã đề ra kế hoạch và có cuối năm đã tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện. Số lượt khám chữa bệnh; điều trị nội trú tăng dần qua các năm. Việc ứng dụng CNTT trong tiếp đón bệnh nhân và thanh toán viện phí của Bệnh viện đã làm rất tốt, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành thống kê số liệu chuyên môn còn có hạn chế, số liệu thống kê còn chậm.
Một số thuận lợi đối với bệnh viện Bạch Mai, có thể kể đến như sau
Thứ nhất, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ ngành y tế hướng dẫn về tài chính nhìn chung kịp thời, đã tạo cơ hội cho bệnh viện Bạch Mai thực hiện tự chủ nhiều hơn trong quản lý tài chính. Do đó, bệnh viện đã tự chủ động trong thu chi thường xuyên, và tiến hành dần tự chủ với chi đầu tư phát
triển.
Thứ hai, bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu ngành về Y tế, có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, trình độ tốt được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước, đặc biệt trong công tác quản lý tài chính tại bệnh viện Bạch Mai.
Thứ ba, đối với vấn đề khoa học công nghệ: những tiến bộ trong y học và khoa học đã giúp bệnh viện tiết kiệm khá nhiều chi phí và thời gian cho quá trình lập dự toán, cũng như thực hiện các kế hoạch dự toán.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng bệnh viện đang gặp một số khó khăn như sau:
Thứ nhất, vì là bệnh viện đầu ngành nên Bạch Mai phải đón tiếp quá nhiều bệnh nhân từ các tỉnh đổ về. Do đó, không thể đáp ứng được hết nhu cầu của bệnh nhân (về giường bệnh và các vấn đề kèm theo). Bên cạnh đó, ý thức của bệnh nhân chưa tốt như đe dọa, hành hung bác sĩ, trốn viện và không thanh toán viện phí làm cho thu chi của bệnh viên khó đúng như dự đoán.
Thứ hai, tình hình bệnh dịch quá phức tạp, diễn biến khó có thể dự báo nên bệnh viện cần phải chi quá nhiều cho hoạt động y tế, nên thu chi thay đổi,
Thứ ba, các hoạt động hỗ trợ của NSNN giảm, là tổng thu từ NSNN đi xuống. Bệnh viện phải tự trang trải các nguồn khác nên gây áp lực đối với công tác quản lý tài chính.
Ngoài ra, bệnh viện còn gặp khó khăn trong khi thực hiện do một số văn bản về quản lý tài chính còn hướng dẫn chung chung, phải vận dung theo các văn bản của các ngành, lĩnh vực, đơn vị khác. Đồng thời, việc áp dụng CNTT trong việc giám sát hoạt động tài chính từ xa chưa được thực hiện. Điều này cũng gây khó khăn cho bệnh viện trong công tác giám sát hoạt động tài chính của đơn vị.
2.2. Thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016 – 2019 và 6 tháng đầu năm 2020
2.2.1. Thực trạng lập dự toán thu chi tại bệnh viện Bạch Mai
Cơ sở lập dự toán thu chi
Cơ sở lập dự toán thu chi của bệnh viện liên quan đến quản lý tài chính của bệnh viện công lập nói chung, lập dự toán thu chi của bệnh viện Bạch Mai nói riêng
gồm:
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Từ năm 2016-2019, Bệnh viện Bạch Mai theo cơ chế của đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Đến năm 2020, căn cứ vào Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 của Chính phủ về thực hiện tự chủ của 04 bệnh viện thuộc Bộ y tế và Quyết định 286/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020-2021; Bệnh viện Bạch Mai thí điểm theo cơ chế của đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Như vậy, cơ bản thì các bệnh viện Bạch Mai sẽ áp dụng theo điều 12 tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và điều 13 tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên trong Nghị định 16/2015/NĐ-CP; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Thông tư 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước do Bộ Tài chính ban hành; Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 23/6/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN; Thông tư số 13/2019/TT-BYT và Thông tư số 14/2019/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...
Việc lập kế hoạch tài chính căn cứ vào hoạt động của bệnh viện hàng năm và tổng kết hoạt động của bệnh viện từng năm, của năm trước như thu phí, lệ phí, thu dịch vụ y tế. Phân tích kỹ thực trạng ảnh hưởng chung của nền kinh tế và ngành y tế đến thu NSNN của năm trước năm lập dự toán.
2.2.1.1. Phương pháp lập dự toán thu chi
Lập kế hoạch tài chính tại bệnh viện Bạch Mai chính là quá trình xây dựng dự toán thu chi các nguồn kinh phí của bệnh viện là thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế hoạch hoạt động ngắn hạn của đơn vị, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường
xuyên của đơn vị, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất, tập trung đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư, cụ thể
Theo quy định tai các văn bản mẫu của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai lập các kế hoạch thu chi các nguồn ngân sách. Định kỳ vào tháng 6 hàng năm các cơ sở phải gửi thông tin dự toán lên Bộ Y tế để xét duyệt dự toán. Các khoản được lập sẽ dựa vào khoản mục được đơn vị cấp trên hướng dẫn như tổng nguồn từ NSNN, tổng nguồn từ viện phí, tổng các nguồn chi (chi thường xuyên, chi đầu tư…) [Phụ lục 1]
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn lập dự toán ngân sách của các cấp có thẩm quyền, các định mức, tiêu chí phân bổ của Bộ Y tế, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của bệnh viện và tình hình thực hiện NSNN của năm trước. Khi xây dựng dự toán thu chi của bệnh viện cần căn cứ vào:
- Kế hoạch hoạt động, phương hướng nhiệm vụ quản lý tài chính của đơn vị - Chỉ tiêu, kế hoạch thu chi có thể thực hiện được của Bệnh viện
- Kết quả thực hiện quản lý tài chính các năm trước của Bệnh viện - Khả năng ngân sách nhà nước cho phép về quản lý tài chính hàng năm - Khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị về quản lý tài chính hàng năm.
2.2.1.2. Đánh giá công tác lập dự toán thu chi
Đối với thời gian lập dự toán thu – chi: vào tháng 6 hàng năm, sau khi có thông báo của các cơ quan cấp trên, bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành họp các đơn vị. Với dự trù của các khoa liên quan cũng như các cơ sở (như bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam), phòng kế toán của Bệnh viện tổng hợp và lập dự toán thu chi trong thời gian 15 ngày để gửi lên các cơ quan cấp trên xin ý kiến.
Đối với nội dung lập dự toán thu chi: bệnh viện Bạch Mai lập dự toán về thu, chi, và chênh lệch thu chi. Các hoạt động này đều thực hiện theo các yêu cầu của nhà nước, trong đó dự toán thu sẽ dựa vào (1) nguồn từ NSNN, (2) nguồn từ thu viện phí, (3) nguồn từ thu Bảo hiểm y tế, (4) nguồn thu hợp pháp khác. Các nguồn chi cũng được tính toán dựa trên các chỉ tiêu (1) chi thanh toán cho con người; (2)
chi cho chuyên môn nghiệp vụ; (3) chi mua sắm sửa chữa và (4) chi khác. Sau khi có chênh lệch thu chi, bệnh viên tiến hành dự toán phân bổ vào các quỹ.
Trong giai đoạn 2016 - 2019 và 6 tháng đầu năm 2020 bệnh viện Bạch Mai đã lập dự toán thu chi ngân sách hằng năm theo đúng quy định. Cụ thể như sau: (1) Đối với các khoản thu sự nghiệp: Trên cơ sở số thu thực tế của năm trước, ước thu năm hiện tại các đơn vị xây dựng dự toán thu của năm sau, bao gồm chi tiết các khoản thu phí, lệ phí theo quy định, thu dịch vụ và thu khác (nếu có). (2) Đối với chi thường xuyên: Chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ được giao (chi con người): Đảm bảo tính đủ lương, phụ cấp, các khoản đóng góp cho con người theo chế độ quy định. Về định mức chi giường bệnh đối với các bệnh viện: Trên cơ sở số thu, chi hàng năm để xây dựng định mức phù hợp, nhưng phải đảm bảo thời kỳ ổn định ngân sách năm sau so với năm trước. Số còn lại được trích lập các quỹ và chi theo quy định của nhà nước (thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) và một số văn bản quy định chế độ chính sách đảm bảo cho con người. (3) Chi ngân sách không thường xuyên: Các đơn vị không xây dựng dự toán đối với các nhiệm vụ chi đã được bố trí kinh phí và hoàn thành trong năm trước, các nội dung phải kèm theo bảng thuyết minh chi tiết cho từng công việc cụ thể, tùy theo khả năng ngân sách để bố trí. Dự toán hàng năm của bệnh viện thường được bảo vệ vào cuối mỗi năm và được giao vào đầu năm sau.
Đối với các nguồn thu
Bộ Y tế giao tự chủ cho Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, không giao theo giai đoạn mà giao theo từng năm
* Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện Bạch Mai bao gồm:
- Ngân sách Nhà nước cấp: theo chương trình mục tiêu, dự án và đề án được phê duyệt.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp bao gồm: Thu từ viện phí BHYT;
- Thu từ viện trợ và các nguồn thu hợp pháp khác bao gồm thu từ hoạt động đào tạo; Thu từ dịch vụ KCB theo yêu cầu, hợp đồng liên doanh liên kết; và các
khoản thu từ dịch vụ khác như: Dịch vụ tang lễ, cho thuê mặt bằng nhà ăn, trông xe…
Quy trình quản lý: tương tự như các đơn vị sự nghiệp khác, các Bệnh viện sẽ phải tiến hành lập dự toán thu, thực hiện dự toán thu và quyết toán thu.
NSNN cấp cho bệnh viện được chia thành chi hoạt động đầu tư phát triển (chi đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế) và chi cho hoạt động khám chữa bệnh không thường xuyên thuộc chương loại khoản (023130132) như mua sắm TSCĐ không thường xuyên, các đề án 1816, chỉ đạo tuyến…
Ngoài ra, Bộ Y tế còn cấp cho Bệnh viện thực hiện các chương trình dự án thuộc chương loại khoản khác như Dự án phòng chống bệnh tim mạch, dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
Về cơ bản, các nguồn thu của bệnh viện Bạch Mai tăng dần qua các năm (nếu không tính nửa đầu năm 2020 – vì đây là vấn đề chung của bệnh viện nhà nước). Một điều dễ thấy trong bảng dự trù là các nguồn từ NSNN có xu hướng giảm dần: từ 62 tỷ năm 2016, đến nửa đầu năm 2020 chỉ còn 7,9 tỷ đồng. Tỉ lệ của các khoản thu này cũng giảm nhanh từ 1,8% xuống chỉ còn 0,44%. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ từ dự trù các khoản thu từ bảo hiểm y tế (thu trực tiếp): từ 2.000 tỷ đồng năm 2016 lên đến 2.700 tỷ đồng năm 2019 – tức là tăng đến 35%. Điều này cho thấy, có một xu hướng sử dụng dịch vụ y tế cấp trung ương tăng nhanh, đồng thời khi bệnh viện Bạch Mai mở thêm ở Phủ Lý, Hà Nam thì nguồn từ viện phí cũng tăng do người dân khám chữa bệnh vượt cấp. Đồng thời, các nguồn từ bảo hiểm y tế cũng chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%), cho thấy toàn bộ các nguồn hoạt động chính của bệnh viện cũng đã được xã hội hóa. Ngoài ra, vì là bệnh viện đầu ngành nên Bạch Mai có các nguồn thu từ viện trợ của các tổ chức quốc tế (như tổ chức y tế thế giới) về thực hiện các vấn đề liên quan đến dịch tễ