Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại bệnh viện Bạch Mai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 83)

viện Bạch Mai

viện Bạch Mai trình lập dự toán, không để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí nhất là các chế độ chính sách, các khoản chi cho con người.

- Công tác tạo nguồn và sử dụng các nguồn tài chính: Hầu hết bệnh viện Bạch Mai đã cân đối được ngân sách thu-chi hàng năm của đơn vị mình. Nguồn thu của các bệnh viện chủ yếu dựa vào 2 nguồn thu chính: Thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp. Nguồn thu sự nghiệp có xu hướng tăng nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tất cả các nguồn thu của bệnh viện.

Trước năm 2016, nguồn NSNN cấp cho bệnh viện Bạch Mai là nguồn kinh phí chính để bệnh viện hoạt động, nhưng theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP về tự chủ tài chính thì đã có nhiều bước tiến đáng mừng. Hiện nay, nguồn thu của bệnh viện phong phú hơn thông qua các biện pháp nhằm tăng nguồn thu như: tăng nguồn thu từ viện phí, các khoản dịch vụ, điều trị theo yêu cầu… chủ động quản lý tài chính và sử dụng kinh phí hợp lý, tăng nguồn thu sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ nguồn kinh phí của Nhà nước, cải thiện được thu nhập tại đơn vị.

- Công tác kiểm tra, giám sát tài chính: đã làm tốt việc kiểm tra tài chính được thực hiện tốt nên đã đánh giá đúng thực trạng, xác định được những ưu điểm, khuyết điểm một cách khách quan, trung thực, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất được những giải pháp tích cực trong lĩnh vực tài chính giúp cho lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai có chủ trương đúng đắn, biện pháp thích hợp để hoàn thiện quản lý tài chính của đơn vị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 83)