tại bệnh viện Bạch Mai
+ Do cơ chế quản lý tài chính công chưa linh hoạt: Mặc dù nhà nước có rất nhiều những điều chỉnh, cải cách chính sách trong y tế điển hình là cơ chế tài chính cho Bệnh viện công lập, nhưng cho đến nay cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với Bệnh viện công lập hiện nay chưa thực sự tạo động lực cho ngành y tế phát huy tối đa khả năng của mình. Một số cơ chế chính sách quản lý chi cho bệnh viện còn nhiều điều bất cập, tạo lỗ hổng trong quá trình quản lý, các khoản chi NSNN còn mang tính chủ quan, một số định mức chi không còn phù hợp đã buộc các đơn vị phải "lách luật" để có đủ nguồn chi cho yêu cầu của công việc.
+ Môi trường quanh bệnh viện (cụ thể là cơ chế thị trường – các bệnh viện tư nhân ngày càng nhiều) đã tác động không nhỏ tới bệnh viện. Hơn nữa chế độ chính sách, đãi ngộ cho cán bộ y tế còn thấp chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cuộc sống nên hiện tượng làm việc kiểu “chân trong, chân ngoài” đã và đang diễn ra khá phổ biến làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn nhân lực của bệnh viện và đó chính là nguyên nhân làm “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư.
+ Kinh phí cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến chưa đáp ứng được nhu cầu.
+ Nghị định 43 và nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị, liên doanh, liên kết để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp… tuy nhiên văn bản hướng dẫn cụ thể chưa ban hành đồng bộ nên các nội dung tự chủ này chưa khả thi trên thực tế.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
+ Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện: Quy mô khám chữa bệnh hiện tại của bệnh viện vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tổng số giường bệnh của bệnh viện Bạch Mai tuy đã nhiều nhưng chưa đáp ứng được bệnh nhân ngày một tăng, trang thiết bị máy móc khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân toàn miền Bắc. Vấn đề này đặt ra công tác quản lý tài chính của bệnh viện Bạch Mai trước một thách thức trong khi nguồn lực tài chính của các đơn vị thì có hạn.
+ Đội ngũ nhân lực: Thực trạng đội ngũ nhân lực quản lý tài chính của bệnh viện Bạch Mai nhìn chung còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản chuyên nghiệp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khám chữa bệnh của các đơn vị, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu của các bệnh viện Bạch Mai.
+ Đối với công tác quản lý thu, chi NSNN của bệnh viện Bạch Mai: Bộ máy QLTC của các đơn vị còn mỏng, năng lực cán bộ kế toán còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, chưa thật sự nhạy bén với các con số và đáp ứng được nhu cầu của cơ chế mới - cơ chế tự chủ tài chính.
+ Điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị còn thiếu thốn nên công tác lưu trữ chứng từ kế toán chưa thực sự được quan tâm, chứng từ kế toán nhiều trong khi diện tích kho lưu trữ quá chật hẹp, việc bảo quản chứng từ không được đảm bảo ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, kiểm soát kế toán.
Vì vậy, hiệu quả của công tác QLTC còn thấp. Bên cạnh đó trình độ QLTC của một số cán bộ lãnh đạo của đơn vị còn yếu do không được đào tạo chuyên sâu chủ yếu là do tự học hỏi và qua các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn nên gặp khó khăn trong công tác quản lý chi tiêu. Đa phần còn có thái độ chủ quan, trông chờ, không năng động, tích cực chủ động trong việc tạo nguồn để chi cho đơn vị.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 3.1. Định hướng quản lý tài chính của bệnh viện Bạch Mai
3.1.1. Định hướng quản lý tài chính của ngành y tế
3.1.1.1.Định hướng phát triển chung của ngành y tế
Việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức cao so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới giúp thu nhập của người dân nâng cao rõ rệt, nhưng so với các nước phát triển, nước ta mới chỉ là quốc gia thu nhập trung bình thấp. Trong đó chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ tăng nhanh hơn mức tăng thu nhập. Như vậy, nhu cầu về chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của nhân dân ngày càng nâng cao, nhưng đó là nhu cầu có khả năng thanh toán. Các số liệu thống kê trên phản ánh quan hệ giữa thu nhập và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Khi kinh tế tăng trưởng thì thu nhập của người dân tăng và do đó nhu cầu về chăm sóc và nâng cao sức khoẻ và mức tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ nhanh hơn mức tăng chi tiêu các khoản cho cá nhân.
Định hướng phát triển đến năm 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đặt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Hài hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng cao. Tài chính cho y tế chủ yếu từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe là quan điểm nhất quán của Đảng. Với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN, Nhà nước đảm bảo cho mọi
người đều được chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chất lượng, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội.
Tích cực và chủ động dự phòng chăm sóc sức khỏe theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách tạo ra lối sống, môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng y tế công cộng, các giải pháp cộng đồng, và chú trọng tới các dịch vụ y tế.
- Đặc biệt, trong thời đại kỷ nguyên số, việc phát triển y tế thông minh là yếu tố tất yếu. Trong đó, đẩy mạnh phát triển ứng dụng CNTT và chia sẻ, liên thông dữ liệu trong ngành y tế là yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ các hoạt động y tế, hình thành nền y tế số, y tế thông minh. Ngành y tế định hướng chiến lược công nghệ thông tin y tế giai đoạn 2019-2025 nhằm đạt mục tiêu ứng dụng và phát triển y tế thông minh góp phần hiện đại hóa các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao nhất ở mọi lúc, mọi nơi; đồng thời để tăng cường công tác quản lý nhà nước theo hướng khoa học, chính xác, kịp thời, góp phần hoàn thiện chính phủ điện tử, tiến tới y tế số. Đến năm 2021, hoàn thành cơ bản hạ tầng số của ngành y tế bao gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, hạ tầng pháp lý, hạ tầng nhân lực. Đến năm 2025, hoàn thiện hạ tầng số của ngành y tế, phát triển và ứng dụng các công nghệ thông minh phục vụ cho các các hoạt động của ngành y tế. Tầm nhìn đến 2030, các công nghệ thông minh được triển khai rộng rãi trong ngành y tế. Mạng thông tin y tế số quốc gia được triển khai vận hành thông suốt. Hoàn thiện Kho dữ liệu y tế quốc gia, đảm bảo dữ liệu y tế được thu thập đầy đủ, toàn vẹn, nhanh chóng, kịp thời. 100% dịch vụ công y tế được cung cấp trên môi trường mạng; 100% các đơn vị trong ngành y hoạt động trên môi trường mạng, không giấy tờ.
3.1.1.2.Định hướng quản lý tài chính của ngành y tế
Đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ tài chính trong ngành y tế, tham mưu tăng nhanh đầu tư công cho y tế, phát triển y tế toàn dân; sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả để giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho
chăm sóc sức khỏe, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế...Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
Ngoài ra, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng y tế, nhất là công trình y tế trọng yếu, tạo điều kiện để phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật cao. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực hiện các chương trình, mục tiêu y tế; phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin có tính thống nhất quy hoạch; đảm bảo tính kết nối dọc, kết nối ngang trong toàn ngành y tế. Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.
3.1.2. Định hướng quản lý tài chính tại bệnh viện Bạch Mai
3.1.2.1.Định hướng phát triển của bệnh viện Bạch Mai
- Cơ hội của Bệnh viện trong giai đoạn tới:
Bệnh viện nhận được sự quan tâm, chỉ đạo đặc biệt của Trung ương, Chính phủ và Bộ Y tế cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành, Sở Y tế và Bệnh viện các tỉnh, thành khu vực phía Bắc; Nhất là sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và của Quận ủy, Ủy ban nhân quận Đống Đa.
Sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể Đảng uỷ - Ban Giám đốc và Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bệnh viện.
Bên cạnh đó, Bệnh viện có truyền thống gắn bó chặt chẽ về công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với Trường Đại học Y Hà Nội; Bệnh viện nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, có hiệu quả của các Tổ chức Quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức JICA - Nhật Bản và các trường đại học y trên Thế giới...
- Những thách thức trong giai đoạn tới:
Bệnh viện là bệnh viện tuyến cuối của hệ thống khám, chữa bệnh, vì vậy luôn hoạt động khám chữa bệnh luôn trong tình trạng quá tải; Trong thời gian qua Bệnh viện luôn đối mặt với nhiều thách thức: đảm bảo triển khai các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bình thường vừa tiến hành phối hợp với các cơ quan chức
năng của Bộ Y tế, tỉnh Hà Nam triển khai xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2; đồng thời tổ chức cải tạo cơ sở hạ tầng của cơ sở tại Hà Nội nhằm đáp ứng, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân.
Với nguồn ngân sách Nhà nước cung cấp cho ngành y tế còn hạn hẹp, cùng với việc triển khai hoạt động tại cơ sở bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam, đồng thời những biến động trong chính sách về giá dịch vụ Khám chữa bệnh và Bảo hiểm Y tế, sự thay đổi lãnh đạo bệnh viện vừa qua cùng những áp lực của xã hội đòi hỏi các bệnh viện phải cần có những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn hướng tới sự hài lòng của người bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bệnh viện.
3.1.2.2. Định hướng quản lý tài chính của bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn tới
Hoàn thành thí điểm đề án tự chủ toàn diện theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 của Chính phủ về thực hiện tự chủ của 04 bệnh viện thuộc Bộ y tế và Quyết định 286/QĐ-TTg ngày 17/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020-2021.
Chủ động tổ chức khai thác, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị có hiệu quả, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.
Tăng thêm nguồn thu đồng thời sử dụng tiết kiệm các khoản kinh phí, trên cơ sở đó từng bước tự cân đối thu - chi, bảo đảm cho khoản thu bù đắp được các chi phí và có tích luỹ mở rộng các quỹ của đơn vị, từ đó tăng thu nhâp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên.
Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ y tế cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách Nhà nước; mặt khác Nhà nước quan tâm đầu tư, bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.
3.2. Giải pháp quản lý tài chính tại bệnh viện Bạch Mai
3.2.1. Tăng cường kiểm tra rà soát công tác lập kế hoạch tài chính tại bệnhviện Bạch Mai viện Bạch Mai
Mục tiêu của giải pháp này là xác định các nguồn thu (dự kiến) nhằm tăng cường các khoản thu; và có kế hoạch chi tiêu hợp lý, chi đúng mục đích và hiệu quả cho Bệnh viện Bạch Mai. Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính, trước hết cần tiến hành hoạt động nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài cũng như bên trong của các Bệnh viện để có được các thông tin sau:
- Thực trạng tài chính của bệnh viện; các báo cáo quyết toán các năm trước. - Các tác động của môi trường đến hoạt động tài chính và các quy định của Nhà nước về phân bổ các nguồn tài chính của bệnh viện.
- Các chỉ tiêu của năm kế hoạch về biên chế, giường bệnh, được cơ quan chủ quản phân bổ; các chỉ tiêu chuyên môn và nhiệm vụ mới được giao.
Để việc lập dự toán thu/chi tại bệnh viện Bạch Mai được sát thực tế, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các việc sau:
+ Định kỳ kiểm tra công tác lập dự toán thu chi
+ Rà soát kiểm tra công tác lập dự toán thu chi để phát hiện kịp thời, ngăn chặn các sai sót trong công tác lập dự toán.
+ Điều chỉnh bổ sung kịp thời các sai sót trong công tác này + Hoàn chỉnh dự toán trình lãnh đạo
3.2.2. Mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu của bệnh việnBạch Mai Bạch Mai
Thu đúng và thu đủ các nguồn thu
Bệnh viện Bạch Mai cần quản lý chặt chẽ các nguồn thu mà trước đây còn quản lý lỏng lẻo như quản lý thu viện phí, thu tiền thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất…
Bệnh viện Bạch Mai cũng chủ động nghiên cứu, xây dựng đơn giá thu viện phí của hoạt động dịch vụ phù hợp với mặt bằng giá cả, chất lượng dịch vụ của đơn vị sao cho đảm bảo giá cả có tính cạnh tranh và có lãi.
Bệnh viện Bạch Mai cũng cần nghiên cứu, tạo cơ chế thưởng các khoa phòng có