Thực trạng chi và quản lý việc chi tiêu của bệnh viện Bạch Mai gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 66 - 76)

đoạn 2016 – 2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Nội dung chi: hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai có 4 nội dung chi chủ yếu là Chi thanh toán cho cá nhân; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm, sửa chữa; Chi thường xuyên khác.

Cơ chế quản lý chi: thực hiện theo cơ chế quản lý của các đơn vị sự nghiêp theo nghị định 16/2015/NĐ-CP, Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm; Thông tư số 13/2019/TT-BYT và Thông tư số 14/2019/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...

2.2.3.1. Thực hiện các khoản chi

Việc quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính đối với bệnh viện rất quan trọng. Nhu cầu chi tiêu của bệnh viện rất lớn. Nguồn thu từ NSNN cấp có xu hướng giảm và các khoản thu sự nghiệp không tăng nhiều đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19 vừa qua trong khi các khoản chi như tiền công, tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp theo lương; dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi phí khác đều tăng đáng kể cho nên việc cân đối thu chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ là việc rất quan trọng và cần thiết. Nhìn chung, thực chi tại bệnh viện Bạch Mai theo xu hướng của dự toán thu chi, không có sự thay đổi quá nhiều. Tổng chi của Bệnh viện năm 2016 là 2.749.013 triệu đồng, trong đó chi nghiệp vụ chuyên môn là 2.340.879 triệu đồng, chiếm 85% trong tổng chi; tiếp đó là chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương… chiếm 9% trong tổng chi tương ứng với 260.346 triệu đồng. Khoản chi dịch vụ công cộng: điện, nước, vệ sinh… chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi.

Năm 2017, tổng chi của bệnh viện tăng thêm 16%, ở mức 3.183.574 triệu đồng. Trong đó chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm 87%, ở mức 2.755.642 triệu đồng; mức chi cho con người tăng ít, chỉ chiếm 8% trong tổng chi. Năm 2018, do hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng mở rộng nên tổng chi của bệnh viện ngày càng tăng. Năm 2018 tổng chi tăng đến mức 3.717.908 triệu đồng, tăng thêm 17% so với năm trước. Trong đó chi cho chuyên môn nghiệp vụ chiếm 84% tổng chi của bệnh viện. Mức chi cho người lao động vẫn duy trì ở mức 9% tổng chi của bệnh viện.

Bảng 2.5: Thực chi của Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn năm 2016-2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 6 tháng

2020

Chi thanh toán cho cá

nhân 260.346 261.009 328.224 344.116 169.260

Tỷ lệ 9,47% 8,20% 8,83% 8,84% 10,88%

Tỷ lệ tăng chi 0,25% 25,75% 4,84%

Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.340.89 7 2.755.64 2 3.134.96 1 3.259.14 2 1.263.09 3 Tỷ lệ 85,15% 86,56% 84,32% 83,71% 81,18% Tỷ lệ tăng chi 17,72% 13,77% 3,96%

Chi mua sắm, sửa chữa 51.087 37.727 89.660 82.869 37.660

Tỷ lệ 1,86% 1,19% 2,41% 2,13% 2,42%

Tỷ lệ tăng chi -26,15% 137,65% -7,57%

Chi thường xuyên khác 96.701 129.197 165.063 207.299 85.916

Tỷ lệ 3,52% 4,06% 4,44% 5,32% 5,52% Tỷ lệ tăng chi 33,60% 27,76% 25,59% Tổng 2.749.03 1 3.183.57 5 3.717.90 8 3.893.42 6 1.555.92 9 Tỷ lệ tăng chi 15,81% 16,78% 4,72%

Nguồn: Báo cáo quyết toán Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Năm 2019, tổng chi của bệnh viện tăng thêm 5% đạt mức 3.893.427 triệu đồng, trong đó chi phí chuyên môn là 3.259.142 triệu đồng, chiếm 84% tổng chi của bệnh viện; mức chi cho con người vẫn tiếp tục duy trì ở mức 9% tổng chi của bệnh viện.

6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn thu bị sụt giảm nghiêm trọng, trong khi các chi thường xuyên của bệnh viện không thể cắt giảm nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động của bệnh viện.

Đơn vị tính: triệu đồng 2016 2017 2018 2019 6 tháng 2020 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000

Chi thanh toán cho cá nhân Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi mua sắm, sửa chữa Chi thường xuyên khác

Biểu đồ 2.2. So sánh các nguồn chi của bệnh viện Bạch Maigiai đoạn 2016-2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Nguồn: Báo cáo quyết toán Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016-2019 và 6 tháng đầu năm 2020

Như vậy, Cơ cấu các khoản chi hoạt động thường xuyên của Bệnh viện qua các năm có sự biến động giữa từng nhóm mục chi nhưng không lớn, khá ổn định, điều này chứng tở cơ cấu chi thường xuyên của Bệnh viện đã tạo được tính cân đối, tỷ trọng hợp lý. Kinh phí dành cho chi cho con người (chi tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản đóng góp…), kinh phí hoạt động nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số chi thường xuyên của Bệnh viện. Điều đó khẳng định, Bệnh viện đã chủ động tăng cường hoạt động chuyên môn, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

2.2.3.2. Đối với các khoản chi cho con người

Khoản chi thanh toán cho con người của bệnh viện Bạch Mai thường bao gồm: Chi tiền lương cho các cán bộ nhân viên trong biên chế ; Chi tiền công cho các hợp đồng lao động; Phụ cấp lương; Dự kiến chi các khoản tiền thưởng theo quy

định; Chi đóng bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành; Các khoản chi cho cán bộ khác như: phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp theo chế độ của cán bộ như BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ.... Bảng 2.5 cho thấy khoản chi trả công cho người lao động tại bệnh viện Bạch Mai ngày càng gia tăng qua các năm mức tăng cao nhất là vào năm 2016 tiếp đến là vào năm 2019. Nguyên nhân là do nhu cầu của xã hội, cũng nhu như cầu của bệnh viện cần tuyển thêm nhân viên y tế có trình độ cao lại thuộc biên chế nên khoản chi trả công cho người lao động của bệnh viện Bạch Mai có xu hướng tăng hơn so với năm trước.

Kinh phí chi cho con người chủ yếu từ nguồn được bổ sung từ nguồn viện phí, BHYT và các dịch vụ khác mà bệnh viện được phép thu, chi theo quy định. Mức bổ sung cho khoản chi này từ nguồn viện phí, BHYT và các dịch vụ khác có xu hướng tăng dần theo các năm.

Các khoản chi cho cá nhân của bệnh viện tăng đều hàng năm, nhưng tăng đột biến vào năm 2018 (lên đến 25.75%), trong khi các năm sau thì tăng chậm. Nguyên nhân của việc này là năm 2018, chênh lệch thu chi của bệnh viện còn khá nhiều nên trích quỹ để chi cho các cán bộ, nhân viên một khoản khá lớn. Năm 2019, do nguồn thu của bệnh viện không lớn, nên tất cả các khoản cần tiết kiệm, do đó tỉ lệ tăng trưởng chỉ xấp xỉ 5%.

Như vậy nguồn chi cho con người chủ yếu vẫn chỉ để đảm bảo chi lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ y tế. Nhìn chung tình hình chi trả công cho người lao động được đáp ứng đảm bảo theo quy định, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống của cán bộ, viên chức của bệnh viện Bạch Mai.

2.2.3.3. Quản lý chi cho chuyên môn

Đây là khoản chi quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh và chiếm tỷ trọng phần lớn trong 4 nhóm chi. Cụ thể khoản mục chi cho chuyên môn bao gồm một số nhóm chi chính: (1) Công tác chi tiêu phục vụ cho chuyên môn khám chữa bệnh: Đây là khoản mục chi tiêu quan trọng nhất của bệnh viện, nó quyết định đến chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện và thường chiếm đến gần 40% tổng kinh phí của bệnh viện. Khoản mục chi tiêu này bao gồm các mục chính

như: Chi mua thuốc chữa bệnh trước mắt và mua thuốc dự phòng cho việc khám chữa bệnh tương lai sau này của bệnh viện; chi mua hàng hoá vật tư dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ điều trị và khám chữa bệnh; chi mua trang thiết bị kỹ thuật, các tài liệu chuyên môn y tế; chi mua đồng phục, trang phục cho chuyên môn; chi cho tập huấn, đào tạo chuyên môn. (2) Chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ điều trị và khám chữa bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế. Nhóm này còn được gọi là chi trực tiếp cho công tác chuyên môn khám chữa bệnh. (3) Các khoản chi phục vụ công tác quản lý bộ máy: Trong năm qua hầu hết bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý chi tiêu này bằng các quy chế chi tiêu nội bộ. (4) Chi tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, sơ kết tổng kết, công tác phí, xăng xe… mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của các bệnh viện. Nói cách khác chi phục vụ cho công tác quản lý bộ máy.

Để tiết kiệm chi phí, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện khoán chi tiêu một số khoản mục sau:

- Khoán về sử dụng cước phí điện thoại ở các khoa phòng: Đa số bệnh viện hiện nay đã khoán định mức sử dụng điện thoại cố định hàng tháng (cắt toàn bộ thuê bao cũ chuyển dùng tổng đài đơn vị thuê, chỉ cho phép một số máy gọi ra ngoài). Đối với một số bộ phận quan trọng như BGĐ, phòng HCQT... thường xuyên cần phải gọi ra ngoài, bệnh viện đều áp dụng khoán định mức nếu sử dụng thấp hơn định mức sẽ được Bệnh viện công lập thanh toán tiền, ngược lại sẽ phải nộp lại tiền vào đơn vị.

- Sách báo, tạp chí: Hiện nay bệnh viện chỉ đặt mua các sách báo, tạp chí phục vụ cho chuyên môn nghiên cứu của Bệnh viện công lập và tạp chí của Đảng, còn tất cả các loại sách báo không phục vụ chuyên môn đều được cắt bỏ.

- Quy định về quản lý, chi tiêu dịch vụ công cộng: Đối với việc sử dụng điện thắp sáng, điện dùng cho các thiết bị điện đa số bệnh viện đều thực hiện triệt để tiết kiệm, hạn chế sự lãng phí trong sử dụng điện. Đặc biệt là việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ vào mùa hè để nhiệt độ ≥ 250C và lưu ý tắt thiết bị trước giờ nghỉ 30

- Quy định về sử dụng vật tư văn phòng: Quy định về định mức sử dụng văn phòng phẩm. Các định mức sử dụng được tính toán trên nhu cầu thực tế của từng đơn vị để cấp phát. Hiện Bệnh viện công lập Bạch Mai đã thực hiện việc khoán chi theo định mức sử dụng vật tư văn phòng bước đầu đem lại hiệu quả hết sức tích cực. Đây là mô hình cần áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.

Các khoản chi cho chuyên môn của bệnh viện tăng trưởng theo tỷ lệ thu chi hàng năm, nhưng có chiều hướng giảm: nếu như năm 2017, tỉ lệ này tăng đến 17.72% thì năm 2018 đã giảm xuống còn 13,77% và còn xấp xỉ 4% vào năm 2019. Nguyên nhân của tình trạng này là sau khi mua sắm các máy móc thiết bị lớn vào năm 2017, thì các khoản khác vừa được tổ chức quốc tế tài trợ, vừa đã hình thành đủ từ các năm trước nên các khoản chi cho nghiệp vụ không cần nhiều. Ngoài ra, một số sai phạm trong chi mua tài sản của bệnh viện cũng được phát hiện nên các khoản chi này cũng giảm đáng kể.

2.2.3.4. Quản lý các khoản chi cho mua sắm tài sản, trang thiết bị y tế và sữa chữa

Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện quản lý tốt một số chi tiêu thuộc khoản mục cho mua sắm sữa chữa bằng quy chế chi tiêu nội bộ. Có định mức rõ ràng về các khoản chi tiêu được phép.

Việc mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị, đều được bệnh viện Bạch Mai thành lập hội đồng mua sắm tài sản để xem xét, quyết định lựa chọn loại tài sản cần mua sắm và nhà cung cấp, mức giá mua phù hợp với quy định của cơ quan tài chính, phù hợp với mặt bằng thị trường.

Sau khi được phê duyệt cấp kinh phí, được lãnh đạo đơn vị (chủ tài khoản) đồng ý, cơ quan tiến hành các bước:

(1) Tổ chức họp hội đồng mua sắm tài sản của cơ quan để xác định nhu cầu và quyết định loại tài sản cần mua, mức giá mua sắm.

(2) Sau khi có kết luận của hội đồng mua sắm tài sản cơ quan, rang thiết bị vật tư y tế của bệnh viện tiến hành các bước mua sắm tài sản. Quy định trách nhiệm cụ thể cho người được giao nhiệm vụ mua sắm Tài sản máy móc trang thiết bị y tế,

trang thiết bị và phương tiện làm việc.

Nhìn chung các khoản chi cho mua sắm sữa chữa tại bệnh viện Bạch Mai khá ổn định qua các năm (chiếm khoảng 2%). Mặc dù vậy, tình hình chi cho mua tài sản cũng thay đổi qua các năm: chỉ có năm 2018, tổng chi tăng lên đến 137%, còn các năm khác thì âm. Nguyên nhân của việc này là năm 2018, bệnh viện đã chi mua các tài sản dùng để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh của người dân như đầu tư vào xây mới các tài sản cố định, mua thêm các máy điều hòa, máy nước… nên tổng đầu tư tăng nhanh. Đây là năm mà các khoản thu được nhiều, do đó bệnh viện đã mạnh dạn chi cho các khoản mục khác nhau trong tài sản.

2.2.3.5. Quản lý khoản chi khác

Đối với một số khoản chi khác và chi cho hành chính chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi của bệnh viện, nhưng lại có xu hướng giảm dần.

Với kết quả trên cho thấy khoản mục chi cho khác này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi ngân sách sách và chiếm giá trị nhỏ so với các khoản mục chi của các khoản chi cho con người và cho chuyên môn (tổng khoảng 5%). Trong khi nhóm chi cho chuyên môn có xu hướng tăng thì chi cho khác - Chi mua sắm TSCĐ lại bằng không hoặc có nhưng không đáng kể (từ 3 – 5%). Mặc dù đây là nhóm chi quyết định sự phát triển của bệnh viện nhưng các đơn vị lại không trích ra một tỷ lệ nào trong nguồn kinh phí đang có xu hướng chiếm ưu thế này để mua mới, nâng cấp TSCĐ.

Do Nhà nước quản lý mang tính thu nộp nên hầu như bệnh viện không tự tích luỹ, đầu tư, thu bao nhiêu chi dùng hết bấy nhiêu. Đầu tư phát triển đơn vị hoàn toàn dựa vào Nhà nước, phụ thuộc vào kinh phí NSNN cấp. Cơ chế quản lý này không tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị chủ động đầu tư, tự phát triển mà chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nước cấp. Chính điều này làm cho hệ thống bệnh viện chậm phát triển, sử dụng kinh phí không hiệu quả cũng như những tiêu cực trong việc phân phối nguồn kinh phí của Nhà nước. Các khoản chi khác, vì chiếm tỷ trọng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w